BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Định nghĩa, giải phẫu bệnh học,
tiến triển biến chứng tiên lượng và cách phòng tránh
Contents
1.Định nghĩa.
Giãn phế quản là bệnh được định nghĩa là bệnh giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể là các phế quản lớn bị giãn trong khi các phế quản nhỏ bình thường hoặc các phế quản nhỏ bị giãn trong khi các phế quản lớn bình thường.
-
Giải phẫu bệnh học.
Phế quản bị giãn từ thế hệ 3-4 đến thế hệ 16 (cây phế quản được chia thành từ 17-20 hệ). Phế quản bị giãn nằm giữa phế quản bình thường và nhu mô phổi.
Về vi thể: lớp tế bào liên bào của phế quản bị xen lẫn với những đám tế bào loạn sản kiểu tế bào Malpighi, niêm mạc phế quản bị loét, viêm nhiễm xảy ra xung quanh tuyến phế quản, vách phế quản có thể bị dày lên hoặc rất mỏng, phía trong chứa các hang họp bởi các tân cầu xung quanh có các sợi cơ, sợi chun bị thoái hóa. Trường hợp bị giãn phế quản do viêm phế quản: phế quản bị tắc do chất tiết và gây phù nề , các tuyến của phế quản và lớp sụn phế quản bị tổn thương gây ra lỗ rò giữa phế quản này với phế quản khác. Nhu mô phổi bị xẹp hoặc các phế nang bị giãn, trong nhu mô phổi có các hang chứa đầy chất tiết và đầy mủ.
3.Tiến triển, biến chứng và tiên lượng của bệnh.
– Giãn phế quản là một bệnh kéo dài, trong quá trình bị bệnh có những đợt cấp ( có triệu chứng như ho, khạc ra đờm có mủ,hay khó thở) dần dần có móng tay bị khum, khó thở xuất hiện thường xuyên. Bệnh có thể có những biến chứng như: bị tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng hay có thể bị áp xe não, giãn các phế nang, hội chứng suy hô hấp và suy tim phải.
– Tiên lượng bệnh tốt: nếu trường hợp bị giãn phế quản đơn thuần, khu trú.
– Tiên lượng bệnh xấu: nếu trường hợp có nhiều đợt bị bội nhiễm, bị giãn phế quản ở nhiều nơi, có thể kèm theo một số bệnh khác như suy hô hấp và suy tim phải.
4.Cách phòng bệnh giãn phế quản.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc những môi trường có nhiều bụi.
– Vệ sinh đường răng miệng và vùng tai mũi họng sạch sẽ.
– Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng và vùng tai mũi họng, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp hay áp xe phổi.
– Tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản.
– Điều trị sớm bệnh lao sơ nhiễm ở trẻ em.
– Đề phòng và lấy sớm các dị vật ở phế quản cũng như dị vât của đường hô hấp.
– Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mọi người nên chú ý giữ ấm cho vùng cổ và vùng ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi bị giãn phế quản.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
Không có phản hồi