BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN(Triệu chứng lâm sàng)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng toàn thân:
Đa số trường hợp giãn phế quản toàn trạng của người bệnh không có gì thay đổi. Bệnh được phát hiện khi bị cùng các bệnh khác như: bệnh cúm, bệnh sởi, bệnh ho gà hoặc bệnh viêm phế quản có mủ, có một số trường hợp được phát hiện cùng với bệnh giang mai bẩm sinh, những dị dạng bẩm sinh khác, có một số trường hợp phát hiện cùng với việc rối loạn nội tiết, dậy thì muộn, sinh dục phụ kém phát triển, hay bệnh cường tuyến giáp trạng.
–Triệu chứng cơ năng.
Dù giãn phế quản tiên phát hay giãn phế quản thứ phát đều có triệu chứng cơ năng sau:
- Khạc đờm: thường gặp là khạc đờm nhiều từ 500-1000 ml trong vòng 24 giờ, đờm có mủ, có khi có mùi hôi thối do vi khuẩn hiếm khí gây ra, có trường hợp đờm có thể bị tắc không ra được. Khi để lắng thì đờm lắng xuống tạo thành có 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp giữa là nhầy mủ, còn lớp dưới cùng là mủ đục. bệnh nhân có triệu chứng sốt cao kéo dài, những đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.
- Ho ra máu: thường ho ra máu chỉ ở thể trung bình, bệnh thường tái phát nhiều lần. Kéo dài trong nhiều năm, có khi không khạc đờm mà lại khạc ra máu, đây là trường hợp bị giãn phế quản khô, bệnh này hay gặp ở thùy trên của phổi(hay còn gọi là Shunt trái phải). Do áp lực động mạch phế quản cao làm vỡ chỗ nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi đây chính là cơ chế gây ho ra máu, và cũng có khi niêm mạc phế quản bị loét. Cần lấy đờm để tìm vi khuẩn và nhất là phải làm AFB nhiều lần.
- Khó thở : đây là biểu hiện của suy hô hấp, có thể có tím.
- Đau ngực: đây là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng bị giãn phế quản.
Triệu chứng thực thể:
- Khám phổi có thể không thấy gì hoăc nghe thấy ran ẩm, ran phế quản ở những vùng có tổn thương, có khi nghe thấy tiếng nổ hang (chỉ là tiếng thổi hang giả), có khi khám thấy có hội chứng đông đặc co rút khi có xẹp phổi.
- Khám đường hô hấp trên: có thể thấy bệnh viêm mũi họng mạn tính và bệnh viêm xoang mạn tính (chiếm 60-80% số trường hợp).
- Móng tay khum, ngón tay dùi trống.
Khi soi phế quản: để quan sát tình trạng của lòng phế quản, niêm mạc phế quản, lỗ các phế quant thùy, có thể thấy niêm mạc phế quản bị viêm, xuất tiết, phế quản bị gấp khúc, bị chít hẹp, giúp xác định vị trí chảy máu và hút dịch phế quản để tìm vi khuẩn
copy ghi nguồn:https://health-guru.org
link bài viết: BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
Không có phản hồi