Khả năng gây bệnh của vi khuẩn giang mai
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Dịch tễ học.
– Nguồn gây bệnh: là những người mang bệnh phong thể cấp tính.
– Đường lây truyền chủ yếu của bệnh: tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục, hiếm khi bị lây qua niêm mạc mắt, miệng, da bị xây át hay các dụng cụ nhiễm vi khuẩn. Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường từ mẹ sang con thông qua rau thai. Đặc biệt là lây truyền qua đường máu.
– Khối cảm thụ của bệnh: là những người trưởng thành.
2.Trên lâm sàng
Bệnh giang mai trên lâm sàng được phân ra làm hai loại là bệnh giang mai mắc phải và bệnh giang mai bẩm sinh, đều được chia thành các giai đoạn sớm và các giai đoạn muộn của bệnh tình.
- Bệnh giang mai mắc phải:
– Bệnh giang mai mắc phải nếu như không được điều trị sẽ tiến triển theo 3 thời kì, giai đoạn sớm của bệnh gồm thời kì 1 và thời kì 2; giai đoạn muộn của bệnh là thời kì 3. thời gian ủ bệnh kéo dài 1-3 tháng, thường thì khoảng 3 tuần.
– Thời kì 1 hay còn gọi là săng giang mai: vì biểu hiện tổn thương của bệnh là các vết loét sinh dục có đặc điểm là hình tròn, nông, nền cứng, không gây ngứa, hay đau kèm theo hạch lân cận rắn, không đau. Thời kì này bệnh lây lan mạnh do đó trên vết loét của bệnh nhân sẽ có nhiều vi khuẩn cư trú. Dù bệnh nhân có điều trị hay không điều trị thì vết loét đó vẫn có thể tự động khỏi trong vòng vài tuần, khi vết loét khỏi thì không để lại sẹo và người bệnh thường hay bỏ qua giai đoạn này.
– Thời kì 2 hay còn gọi là thời kì đào ban. Các vi khuẩn từ trong hạch bạch huyết vào máu của bệnh nhân làm cho bệnh nhân có biểu hiện là toàn thân bị sốt nhẹ, nhức đầu, rụng tóc kiểu rừng thưa. Tổn thương điển hình là các nốt hồng ban ở cổ của người bệnh, cạnh sườn hoặc là ở toàn thân., sau đó mất đi không để lại dấu vết gì. Trong các nốt hồng ban thì có ít vi khuẩn nên thời kì này bệnh ít lây lan hơn thời kì 1.
– Thời kì 3 hay còn gọi là thời kì gôm giang mai là giang mai thần kinh ở một số bệnh nhân. Vi khuẩn giang mai tới một số cơ quan tổ chức trong cơ thể gây ra các bệnh bao gồm: giang mai mạn tính ở da, xương, gan, đặc biệt là các tổn thương của tim mạch, thần kinh trung ương gây ra liệt. Gôm giang mai là một tổ chức xơ hóa với một số tế bào lympho và các tế bào khổng lồ, cứng như hòn tẩy, hiếm khi thấy vi khuẩn trong gôm giang mai nên thời kì này hầu như là không lây nhiễm.
- Giang mai bẩm sinh:
Phụ nữ có thai trong vòng ba tháng đầu bị giang mai, vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua rau thai, hậu quả gây ra sảy thai hay trẻ bị giang mai bẩm sinh.
Giang mai ở giai đoạn sớm biểu hiện trước hai tuổi và giang mai ở giai đoạn muộn biểu hiện sau 2 tuổi.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Khả năng gây bệnh của vi khuẩn giang mai
Không có phản hồi