Khả năng gây bệnh của trực khuẩn phong

trực khuẩn phong
Tin Tức Sức Khỏe

1.Dịch tễ học.

trực khuẩn phong
trực khuẩn phong

Trực khuẩn phong là tác nhân gây ra bệnh phong. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người. Ngày nay thì vẫn còn đang phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi, hay Nam Mỹ.

Trực khuẩn phong là một vi khuẩn kí sinh bắt buộc  và gây bệnh tự nhiên cho người. Bệnh được lây truyền qua các chất tiết ở mũi họng hoặc từ các vết loét ở da có chứa vi khuẩn trong đó. Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này rất dài có thể kéo dài lên tới từ 2-3 năm.

Nguồn truyền duy nhất là những người mắc bệnh phong ở thể cấp tính.

2.Cơ chế gây bệnh

Các vi khuẩn phong này xâm nhập vào cơ thể qua các vị trí da bị xây xát (xâm nhập vào người gây bệnh qua da), hay cũng có thể các trực khuẩn phong này xâm nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp. Các vi khuẩn này xâm nhập vào da và khu trú tại các tế bào da cùng những tế bào thần kinh ngoại biên rồi đi gây bệnh (đây là dạng phong thể củ) hoặc xâm nhập gây bệnh thông qua con đường máu, theo máu tới các tổ chức các cơ quan trong cơ thể để gây bệnh. Chúng xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, lách, thận, hay sụn mũi,…(đây là dạng phong thể u).

3.Các biểu hiện của bệnh trên lâm sàng.

Những biểu hiện sớm nhất của bệnh nhân bị bệnh phong là trên da, có biểu hiện của da người bệnh xuất hiện các đám đổi màu sắc như màu hồng, màu đồng hay cũng có thể một vệt màu trắng bạc, hay một rối loạn cảm giác nào đó của da.

Phong thể củ:

Các tổn thương của bệnh khu trú tại da và tại thần kinh ngoại biên của người bệnh. Tại những nơi mà trực khuẩn này gây ra tổn thương cho người bệnh thì lại thường không tìm thấy vi khuẩn. Những bệnh nhân này khi thực hiện phản ứng Mitsuda thì cho kết quả dương tính, chứng tỏ cơ thể của người này có các đáp ứng miễn dịch tế bào tốt.

Phong thể u:

Đây là thể phong nặng nhất trong các thể của bệnh phong, bệnh nhân có các tiến triển trên toàn thân với các tổn thương xuất hiện ở da, ở niêm mạc hay gặp ở các phủ tạng trong cơ thể. Tổn thương tạo ra những u cục lớn xuất hiện trên da, nhất là tại vị trí sụn vách mũi hay sụn vành tai làm cho bộ mặt của người bệnh bị biến dạng giống như bộ mặt của sư tử. Tổn thương thần kinh ngoại biên thì thường là sẽ nặng, gây ra liệt các dây thần kinh. Trong tổn thương thấy có nhiều vi khuẩn đứng thành từng đám trong tế bào. Trường hợp này khi bệnh nhân thực hiện phản ứng Mitsuda lại cho kết quả âm tính, chứng tỏ rằng cơ thể của người bệnh bị suy giảm các miễn dịch qua trung gian tế bào.

Phong thể bất định

Thực chất đây không phải lần một thể bệnh mà  đây là thời kì khởi phát của bệnh phong. Trên da của người bệnh thường có một vết hoặc một mảng bị giảm sắc tố. Nếu có đáp ứng miễn dịch của tế bào chỉ bị giảm một phần, bệnh biểu hiện ở thể phong củ. Trường hợp miễn dịch tế bào bị suy giảm mạnh thì bệnh biểu hiện ở thể phong u.

copy ghi nguồn:https://health-guru.org/

link bài viết:Khả năng gây bệnh của trực khuẩn phong

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men có cải thiện mãn dục sớm ở nam giới được không?

Mãn dục là nguồn gốc ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các quý ông và hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, khi khả năng sinh lý suy giảm đột ngột, có nhiều người còn không thừa nhận mình đã bị yếu, không chịu tìm hiểu và …

Tin Tức Sức Khỏe
Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Formula for men là gì?

Sử dụng sản phẩm Formula for men có nguồn gốc từ thảo dược để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý và hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh “khó nói” của quý ông hiện đang là xu hướng mới được nhiều người ưa chuộng. Vậy trong viên uống …

Tin Tức Sức Khỏe
Mãn dục nam – Bạn biết gì về những dấu hiệu của nam giới trong giai đoạn này?

Nếu như nói mãn kinh (tiền mãn kinh) là điều tất yếu xảy ra ở nữ giới bởi đây là quy luật của quá trình lão hóa, thì với cơ thể nam giới cũng tương tự và được gọi là quá trình mãn dục nam. Tuy nhiên, rất ít người …

https://lovemama.vn/hoi-dap/cach-ve-sinh-ga-chong-tham vicencoffee avinascoffee