Gãy xương cẳng tay
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Đại cương về bệnh gãy hai xương cẳng tay.
- Hai xương cẳng tay: có chức năng quan trọng duy nhất là sấp ngửa cẳng tay. Chức năng này rất cần cho nhiều động tác sinh hoạt chính xác và các động tác nghề nghiệp khác, bao gồm có sấp 70-90 độ và ngửa 80-90 độ trong đó động tác sấp là quan trọng nhất.
- Gãy hai xương cẳng tay : là một loại gãy xương nặng, có nhiều biến chứng khác nhau ( chèn ép các khoang ), và để lại di chứng như mất cơ năng. Chỉ có gãy thấp ở 1/3 dưới, thì kết quả cơ năng còn khá cao, nếu trường hợp gãy cao ở 2/3 trên, chỉnh hình kém, thường là phải thực hiện phẫu thuật và cẳng gãy cao thì càng phải mổ nhiều.
- Trục sấp ngửa là đường thẳng đi qua chỏm quay và mỏm trâm trụ của xương, muốn sáp ngửa tốt cần nhiều yếu tố khác nhau, chú yas là mỏm trâm quay thì cần phải thấp hơn mỏm trâm trụ khoảng chứng 1 cm và màng liên cốt phải rộng.
- Trường hợp gãy ở hai xương cẳng tay cũng có gặp các biến chứng nặng như chèn ép khoang, để lại di chứng co rút ngón Volkman, do bị xơ hóa khối cơ cẳng tay trước.
- Có nhiều cách mổ kết hợp xương: kém nhât là đinh tròn nội thủy, thêm vào đó là bó bột ngoài. Cách tốt nhất để điều trị là nẹp vít kim loại cả hai xương với dụng cụ AO/ASIF.
2.Các tổn thương giải phẫu bệnh.
- Nơi gãy xương:
+ Gãy cả hai xương chiếm khoảng 56% các trường hợp gãy xương cẳng tay.
+ Gãy riêng một mình xương quay chiếm khoảng 25% các trường hợp gãy xương cẳng tay.
+ Gãy riêng một mình xương trị chiếm khoảng 19% các trường hợp gãy xương cẳng tay.
+ Nơi gãy ở 1/3 trên của xương chỉ chiếm có 5%, trong khi đó gãy ở 1/3 dưới lại chiếm tới 40% và còn lại 55% là gãy ở 1/3 giữa của xương cẳng tay
- Di lệch các đầu xương
Trong hai xương ở cẳng tay, thì cần chú ý nhất là xương quay vì chức năng của nó. Gãy xương quay cao trên chỗ bám tận của cơ sấp tròn thì các đầu gãy di lệch của xương nhiều: đầu trên thì lại bị cơ ngửa ngắn kéo ngửa ra, cơ nhị đầu cánh tay kéo gấp xuống: đầu dưới lại bị cơ sấp trong cùng cơ sấp vuông kéo sấp xuống, nên hai đầu gãy của xương có sự di lệch lớn, khó khăn trong việc chỉnh hình.
3.Chẩn đoán bệnh.
Đa số các trường hợp chẩn đoán dễ dàng với các dấu hiệu lâm sàng và phim chụp X-quang. Trong khi cấp cứu thì đôi khi có gặp hiện tượng chèn ép khoang: cẳng tay củ bệnh nhân sưng to hơi cứng lại, tay thì tím, lạnh đi, mạch ở cổ tay yếu hoặc cũng có thể mất đi (không bắt được mạch tại đây). Cần xử trí rạch cân cấp cứu để giải thoát sự chèn ép các khoang.
Với trường hợp gãy xương trụ cao, nhất là trường hợp gãy ở 1/3 trên, nếu như xương bị gãy gấp góc, cần phát hiện ra các trật chỏm sương quay (gãy trật Monteggia).
Đối với trường hợp gãy riêng một mình xương quay ở thấp thì cần tránh bỏ sót trật khớp trụ – cổ tay hay còn gọi là gãy trật Galeazzi.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Gãy xương cẳng tay
Xem thêm bài viết: Gãy xương đùi
Không có phản hồi