Gãy hai xương cẳng tay (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Phương pháp điều trị gãy hai xương cổ tay.
- Điều trị bằng chỉnh hình thì nên gây mê bệnh nhân:
Cách nắn xương cho bệnh nhân: cho người bệnh nằm ngửa ra, cánh tay dạng ngang một góc 90 độ, khuỷu tay để vuông góc. Đặt băng vải ở 1/3 cánh tay dưới, kéo ngực lên phía trên đầu. chèn một miếng ván rộng ở giữa hai băng vải để cho khỏi bị ép cánh tay.
Người nắn dùng bàn tay khỏe để nắn ngón cái cho bệnh nhân, kéo thẳng theo trục của xương quay. Bàn tay kia nắn các ngón 2, ngón 3, ngón 4 kéo lệch về phía trụ. Người nắn chính bóp vào khe liên cốt của hai xương muc đích là làm cho khe này rộng ra. Xong sau đó đặt hai nẹp bột ở mặt trước và mặt sau của cẳng tay bệnh nhân. Trên hai nẹp bột này đặt hai đũa tre dài khoảng 10 cm, to 1cm tương ứng với màng liên cốt của bệnh nhân. Khi bột đang trong quá trình khô thì ép nhẹ hai đũa tre này nhằm mở rộng màng liên cốt ra. Xong rồi thì quấn bột tròn quanh cẳng bàn tay, rạch dọc. để bột khoảng 10-12 tuần thì tháo nẹp.
Xương quay của bệnh nhân mà gãy thấp cần phải để sáp cẳng tay xuống. Người lớn gãy cao xương quay thì thường chuyển mổ. Còn trẻ em nếu gãy cao xương quay thì thường để ngửa tay.
- Điều trị bằng phẫu thuật:
Điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp sau:
+ Người lớn bị gãy cao hai xương.
+ Gãy hai nơi nhưng lại cùng trên một xương.
+ Khe hở có kích thước rộng gây ra chèn ép các phần mềm.
+ Gãy riệng xương quay di lệch (khó nắn), gãy riêng xương trụ (khó liền). Những phương pháp kết hợp xương với đinh tròn nội tủy (như Kirschner, Rush) cần bó bột tăng cường. Tốt nhât là nẹp vít cả hai xương (AO/ASIF) liền cốt đến 95% song càng mổ ở nhiều bệnh viện nhỏ càng có nhiều các biến chứng xảy ra.
2.Các biến chứng cùng các di chứng để lại
- Chèn ép khoang: mổ cấp cứu rạch gân.
- Nhiễm khuẩn sau khi mổ: cần mở rộng lại vết mổ cho bệnh nhân, tưới rửa và thêm kháng sinh. Sau 3 tháng xương liền thì lấy bỏ kim loại, xương chết.
- Khớp giả hay can lệch thì cần gửi đến các chuyên khoa sâu hơn để xử trí.
-
Trường hợp gãy hai xương ở cẳng tay trẻ em.
Trường hợp này rất hay gặp, gấp 5-10 lần o với người lớn. phần nhiều là gãy cành tươi nên nắn bó dễ dàng. Ngại nhất là đôi khi lại xuất hiện hiện tượng chèn ép khoang, co rút ngón (kiểu gấp) Volkman, gửi xử trí tại các chuyên khoa sâu. Sau nắn bó, các gấp góc khoảng 10-20 độ vẫn chấp nhận vì cơ thể sẽ tự sửa chữa được ở gần 50% , ở trẻ em thì có chỉ định mổ khoảng từ 1-2% các trường hợp.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Gãy hai xương cẳng tay (tiếp theo)
Xem thêm bài viết: Gãy trên lồi cầu xương cánh tay (tiếp)
Không có phản hồi