Gãy hai xương cẳng chân (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Các biến chứng của gãy hai xương cẳng chân.
- Các biến chứng gặp khi gãy hai xương cẳng chân:
+ Sốc: đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị gãy hở.
+ Các về mạch máu và thần kinh.
+ Hội chứng chèn ép khoang.
- Các biến chứng xuất hiện sớm:
+ Nhiễm khuẩn: đặc biệt là các loại vi khuẩn hoại thư và vi khuẩn hoại thư sinh hơi.
+ Bệnh nhân có thể bị rối loạn dinh dưỡng kiểu Sudex.
- Các di chứng để lại cho người bệnh:
+ Chậm liền xương: sau 4 đến 5 tháng mà không thấy xương liền lại.
+ Hiện tượng khớp giả: ngoài 6 tháng mà không thấy xương liền lại.
+ Can lệch xương: gây ra các hiện tượng ngắn chi, lệch trục chi, làm cho bệnh nhân không thể đi lại được.
+ Viêm xương: đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương hở. Trường hợp này quá trình điều trị bệnh rất phức tạp và chi phí rất tốn kém.
2.Các dấu hiệu trên lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang của bệnh.
* Các dấu hiệu biểu hiện lâm sàng:
- Sau khi xảy ra tai nạn, bệnh nhân cảm thấy rất đau vùng bị gãy, có thể dẫn đến tình trạng sốc vì đau.
- Mất đi các hoạt động cơ năng của cẳng chân.
- Xuất hiện hiện tượng gấp góc tại vùng cẳng chân.
- Sờ có thể thấy được đầu xương di lệch nằm ngay dưới da.
- Cẳng và bàn chân cuuar bệnh nhân xoay đổ ra mặt giường.
* Hình ảnh X-quang:
Chụp X-quang xương của bệnh nhân để có thể chẩn đoán được loại gãy xương (là gãy xương đớn giản hay gãy xương phức tạp), sự di lêch của các đầu xương.
- Đặc biệt là :
+ Đánh giá được tình trạng toàn thân của bệnh nhân và các tổn thương tổ phối hợp (nếu như có).
+ Đánh giá tình trạng của lớp da bệnh nhân: có bị bong tróc ngầm hay không, có bị bầm dập hay không, các nốt nước bỏng có xuất hiện không và mức độ nhiễm bẩn của vết thương.
Trường hợp có vết rách thì phải kiểm tra xem vết rách có thông với ổ gãy xương hay không.
Trường hợp có các vết bầm dập ngoài da ngang mức với ổ gãy thì phải nghĩ ngay tới nguy cơ hại tử da, nguyên nhân làm lộ xương thứ phát (thành gãy xương bị hở).
+ Đánh giá tình trạng của mạch máu và thần kinh: kiểm tra các động mạch tĩnh mạch mu chân cùng chày sau, độ nong ẩm của bàn chân và bắp chân có căng hay không. Cảm giác và vận động cả bàn chân cùng các ngòn chân của bệnh nhân.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Gãy hai xương cẳng chân (tiếp theo)
Không có phản hồi