Gãy hai xương cẳng chân
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Đại cương.
Gãy hai xương cẳng chân bao gồm tất cả các loại gãy từ mâm chày cho tới mắt cá chân. Dưới đây chúng ta chỉ tìm hiểu gãy hai thân xương cẳng chân.
* Định nghĩa: gãy thân hai xương cẳng chân là loại gãy dưới nếp gấp gối 5 cm và trên nếp gấp cổ chân 5 cm.
* Đặc điểm giải phẫu học của hai xương cẳng chân:
- Xương chày: là hình lăng trụ tam giác với mào chày ở phía trước, khi xuống 1/3 dưới là hình trụ tròn nên đây là điểm yếu rất dễ bị gãy.
- Mạch máu đi nuôi dưỡng xương. Càng đi xuống thấp thì các mạch máu nuôi dưỡng cho xương lại càng nghèo nàn (1/3 dưới). khi gãy vùng này thì xương khó liền lại hơn.
- Các khối cơ được bô trí quanh hai xương này không đồng đều, phía sau là khối cơ chắc khỏe nhưng phía trước lại không có cơ mà xương của mỗi người dều nằm ngay dưới lớp da vì vậy trong trường hợp gãy hở rất dễ để lộ xương.
- Cấu tạo của các khoang hẹp, thành của khoang chắc. cho nên khi có các phù nề hay chảy máu trong khoang thì có thể gây ra hội chứng chèn ép khoang.
* Cơ chế của gãy xương:
- Cơ chế gãy trực tiếp: thường là trường hợp bệnh nhân gãy hở.
- Cơ chế gãy gián tiếp: thì là trường hợp bệnh nhân bị gãy xương chéo hoặc là gãy xương xoắn.
2.Giải phẫu bệnh học của bệnh
- Các tổn thương liên quan đến xương của bệnh nhân:
+ Gãy đơn giản: gãy cả hai xương theo chiều ngang, hoặc là gãy chéo.
+ Gãy phức tạp: xương bị gãy thành nhiều mảnh hay nhiều tầng.
+ Thường thì xương hay bị gãy ở vị trí 1/3 dưới.
+ Có trường hợp bệnh nhân bị gãy một xương chày hoặc gãy riêng lẻ một mình xương mác.
- Các phần mềm: gãy hở được chia ra làm ba loại khác nhau theo Gustilo:
+ Độ I: gãy hở mà có các vết thường tại phần mềm nhỏ dưới 1cm, vết thương gọn, sạch thường là vết thương từ trong chọc ra.
+ Độ II: gãy hở mà vết thương lớn từ 1cm đến 10 cm, vết thường của bệnh nhân gọn và sạch.
+ Độ III: là loại gãy hở rất nặng, có tỷ lệ cắt cụt chi cao khoảng 15% các ttht phải cắt cụt chi.
Độ IIIa: vết thương rộng, phần bị dập nát nhiều nhưng xương còn được che phủ một cách thích hợp.
Độ IIIb: mất rộng phần mềm, lộ cả một đoạn xương ra ngoài. Khi cắt lọc vết thương, muốn che xương ta phải chuyển vạt cơ hoặc vạt da –cân đê che.
Độ IIIc: bệnh nhân vừa bị giập nát phần mềm cuẩ xương mà lại có thêm các tổn thương về thần kinh lẫn với các tổn thương về mạch máu.
- Mạch máu và thần kinh của xương cẳng chân:
+ Tổn thương đứt mạch máu và thần kinh (đứt mạch máu và thần kinh xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân bị gãy kín hay gãy xương ở mức độ IIIc).
+ Hội chứng chèn ép khoang.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Gãy hai xương cẳng chân
Không có phản hồi