Chấn thương niệu đạo sau (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Các tổn thương mà bệnh chấn thương niệu đạo sau gây ra.
Niệu đạo màng của bệnh nhân bị tổn thương nằm dưới cơ thắt vân và có thể bị đứt hoàn toàn (có khoảng 90% bệnh nhân thuộc trường hợp này),cũng hay có thể không bị đứt hoàn toàn những trường hợp này lại chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 10% trong tổng số các trường hợp bệnh nhân bị chấn thương niệu đạo sau. Trong thể đứt hoàn toàn thì hai đầu niệu đạo của bệnh nhân cách xa nhau ra, nguyên nhân là do bị tách động mạch của khối máu tụ của ổ gãy. Vỡ xương chậu cũng có thể có kèm theo các tổn thương liên quan đến bàng quang của bệnh nhân và cũng có thể có những tổn thương liên quan đến trực tràng của người bệnh. Trường hợp bị tổn thương tại đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt có thể gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Vỡ xương chậu ở nữ giới có một số trường hợp gây ra hiện tượng đứt niệu đạo nằm sát với cổ của bàng quang và gây rò bàng quang âm đạo rất khó để điều trị cho bệnh nhân. Mất máu trong trường hợp bệnh nhân bị vỡ xương chậu, bệnh nhân có thể bị mất vào khoảng 1.5 lít máu.
Bệnh cảnh trên lâm sàng của những trường hợp bệnh nhân bị đứt niệu đạo trong vỡ xương chậu có thể có tiến triển bệnh nặng lên rất nhiều trong các trường hợp bệnh nhân bị đa chấn thương (bị nhiều chấn thương cùng một lúc).
2.Tiến triển của bệnh nhân bị chấn thương niệu đạo sau.
- Trong các tai nạn gây ra tình trạng vỡ xương chậu và các tai biến về đường tiết niệu thì thường bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao, chiếm khoảng 30%; vì vậy cần thực hiện các biện pháp hồi sức chống choáng kịp thời cho n.
- Các di chứng để lại cho người bệnh do bị đứt niệu đạo sau có thể là chít hẹp niệu đạo, áp xe tầng sinh môn, rò tầng sinh môn, xuất hiện sỏi bàng quang, hay hiện tượng rò bàng quang cũng như rò âm đạo. Nhiễm khuẩn nguy hiểm nhất của bệnh nhân là viêm lan tấy nước tiểu của người bệnh, trường hợp này gây ra tỷ lệ tử vong rất cao.
- Có một số trường hợp bệnh nhân (chiếm khoảng 15.3%) có triệu chứng của “bất lực” tạm thời hay cũng có thể bệnh nhân bị “bất lực” vĩnh viễn có nguyên nhân là do các tổn thương mạch máu và thần kinh tại đây.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Chấn thương niệu đạo sau (tiếp theo)
Xem thêm bài viết: Chấn thương niệu đạo trước ở nam giới
Không có phản hồi