ÁP XE PHỔI
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
(Nguyên nhân, giải phẫu bệnh học và cách phòng tránh)
1.Nguyên nhân dẫn tới áp xe phổi.
Áp xe phổi xảy ra do có nhiều nguyên nhân có thế là nguyên phát hay thứ phát. Dẫn tới áp xe phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau sau:
– Viêm nhiễm hoại tử:
+ Do các loại vi khuẩn sinh mủ như: tụ cầu vàng , E.coli, …
+ Do nấm: Aspergillus, Cadida Albicans.
+ Do kí sinh trùng: Amip, sán lá phổi.
– Ổ nhồi máu ở phổi:
+ Do tắc mạch phổi.
+ Do tắc mạch nhiễm khuẩn(do các vi khuẩn yếm khí, tụ cầu vàng, nấm candida)
+ Do viêm mạch máu( viêm nút quanh động mạch hay bệnh u hạt).
– Các nguyên nhân khác:
+ Do kén phế quản bội nhiễm.
+ Do tổn thương hoại tử trong bệnh bụi phổi.
– Các yếu tố thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển:
+ Chấn thương lồng ngực có mạnh đạn, có dị vật trong phổi.
+ Sau khi gây mê đặt nội khí quản, khi mở khí quản hay đặt thở bằng máy hô hấp.
+ Sau khi làm phẫu thuật vùng tai mũi họng- răng hàm mặt.
+ Cơ địa mắc một số bệnh mạn tính như: bệnh đái tháo đường, suy mòn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, dùng corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch.
+ Những người thường nghiện rượu và nghiện thuốc lá.
+ Lưu catheter tĩnh mạch trung tâm dài ngày.
2.Giải phẫu bệnh học.
– Vị trí tổn thương: khoảng 3/4 trường hợp ổ áp xe ở thùy dưới của phổi, phổi phải nhiều hơn phổi trái, khoảng 1/4 trường còn lại nằm ở thùy trên của phổi, thùy giữa của phổi ít bị hơn , có khi có thể thấy nhiều ổ áp xe nhỏ ở cả hai thùy của phổi.
– Đại thể: còn phải tùy theo thể áp xe cấp hay thể áp xe mủ thối
+ Thể áp xe cấp: vùng tổn thương là một khối đặc, màu hơi vàng, khi cắt ngang thấy mặt trong của phổi phủ một lớp mủ, có phế quản thông ra bên ngoài.
+ Thể áp xe mủ thối: ổ áp xe rộng hơn. Lan tỏa, cắt ngang mặt cắt màu xám, mật độ không đều nhau, chỗ cứng chỗ mềm, mủ rất hôi thối kèm theo có chảy máu. Có những giải xơ ngăn thành những ổ áp xe nhỏ, lòng phế quản chứa đầy mủ.
3.Cách phòng tránh.
– Vệ sinh răng miệng, vùng tai mũi họng sạch sẽ.
– Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng hàm mặt và tai mũi họng.
– Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng tai mũi họng và răng hàm mặt để tránh mảnh tổ chức rơi vào khí phế quản.
– Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày thì phải chú ý theo dõi chặt chẽ để bệnh nhân không bị sặc thức ăn.
– Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường hô hấp.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:ÁP XE PHỔI
Không có phản hồi