BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
(Định nghĩa yếu tố nguy
cơ gây bệnh và cách phòng bệnh)
Contents
1.Định nghĩa.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lí hô hấp mạn tính có đặc trưng bởi có luồng khí tắc nghẽn thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở không khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại trong đó khói thuốc đóng vai trò hàng đầu. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dự phòng và điều trị được.
2.Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Hút thuốc:
Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khoảng 15-20% số những người hút thuốc lá thuốc lào có biểu hiện lâm sàng của của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và có khoảng 80-90% các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá thuốc lào. Trẻ em trong những gia đình của người hút thuốc bị tắc nghẽn đường hô hấp với tỷ lệ cao hơn những trẻ em trong gia đình không có người hút thuốclá thuốc lào.
– Các yếu tố khác:
+ Yếu tố môi trường:
Do ô nhiễm môi trường: bệnh nhân tiếp xúc với bụi bẩn và các loại hóa chất nghề nghiệp như hơi, chất kích thích, khói; ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà ví dụ như khói bếp do đun củi, rơm, than…
Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dưới 8 tuổi gây tổn thương lớp tế bào biểu mô đường hô hấp và lớp tế bào lông chuyển của đường hô hấp, làm giảm khả năng chống đỡ của phổi. Nhiễm virus, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp có nguy cơ làm tăng tính phản ứng của phế quản, làm cho bệnh phát triển thêm.
+ Yếu tố cá thể:
Tăng tính phản ứng của phế quản: là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tăng tính phản ứng của phế quản gặp với tỷ lệ 8-14% ở người bình thường.
Thiếu anpha1-antitrypsin: là yếu tố di truyền đã được xác định chắc chắn gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tuổi: tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cao hơn so với những người trẻ.
3.Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Loại bỏ các yếu tố kích thích như: không hút thuốc lá thuốc lào, tránh các khói bụi nơi làm việc, ở trong nhà và giảm thiểu đến mức tối đa khi tiếp xúc với ô nhiễm môi trường.
– Giữ gìn sức khỏe, tăng cường miễn dịch, đề kháng của cơ thể đặc biệt là vào mà lạnh phải giữ ấn cho cơ thể.
– Tiêm các loại vaccine như: vaccine phòng cúm, vaccine phòng phế cầu để ngăn ngừa các đợt cấp
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Không có phản hồi