Sỏi bàng quang
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Đặc điểm về sỏi bàng quang.
- Sỏi bàng quang là sỏi thứ phát sinh ra tại bàng quang hay sỏi ở thận ng niệu quản rơi xuống, phát triển to hơn ở bàng quang do bệnh lí cổ bàng quang hay cũng có thể là do xơ cứng cổ bàng quang.
+ Hẹp niệu đạo hay u phì lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới.
+ Xuất hiện các dị vật nằm trong bàng quang.
+ Bàng quang thần kinh (liệt tủy), những bệnh nhân nằm bất động kéo dài- nhiễm khuẩn proteus.
- Sỏi nguyên phát bàng quang còn gặp ở trẻ em bởi chế độ ăn uống không hợp lí, thhieeus các chất đạm cũng như ăn uống mất vệ sinh,…, sỏi urat ammonium, phosphat calci, PAM, sỏi có kích thước lớn to 4-8 cm và có hình chùy.
- Sỏi bàng quang thường là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm bàng quang hay cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xơ cứng bàng quang.
2.Các triệu chứng biểu hiện của sỏi bàng quang.
Có các biểu hiện rất chủ yếu là viêm bàng quang nguyên nhân là từ các dị vật: đau vùng trên xương mu và dưới rốn đái rắt, đau buốt cuối bãi rồi lan theo niệu đạo (dấu hiệu bàn tay khai ở trẻ em).
Đái tắc khi bệnh nhân đang đi tiểu thì dừng lại và có cảm giác bị buốt dọc theo đường đi của niệu đạo.
Bệnh nhân có thể bị đái ra máu cuối bãi.
Nước tiểu của bệnh nhân đục màu hoặc là có cặn trắng, hay cũng có thể bệnh nhân đái ra mủ.
Có thể có các đợt nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bệnh nhân có biểu hiện của sốt cao, rét run.
3.Chẩn đoán bệnh.
- Khi bệnh nhân bị viêm bàng quang thì xét nghiệm trong nước tiểu có hồng cầu tăng cao, bạch cầu cũng tăng cao.
- Các tế bào tinh thể phosphat và cặn calci cũng tăng.
- Tiến hành siêu âm và soi bàng quang của bệnh nhân.
- Khi chụp hệ tiết niệu (chụp bàng quang) siêu âm đều có thể phát hiện thấy số lượng và kích thước của sỏi, tình trạng bàng quang cũng như của hệ tiết niệu bệnh nhân.
- Sỏi bàng quang nhỏ có khả năng di chuyển xuống niệu đạo: sỏi niệu đạo thường ở vị trí kẹt ở hố tuyến tiền liệt gốc dương vật của nam giới, hố thuyền của niệu đạo.
4.Điều trị sỏi bàng quang.
- Tán sỏi qua bàng quang: tan sỏi bằng các máy móc cơ học hay bằng siêu âm thủy điện lực.
- Mổ bàng quang để lấy sỏi: sỏi có kích thước lớn hơn 3cm, sỏi có dị dạng cổ bàng quang niệu đạo kết hợp với giải quyết nguyên nhân phát sinh bệnh (mở rộng cổ bàng quang…).
- Sỏi bàng quang rất thuận lợi cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần được điều trị trước, sau khi mổ thì can thiệp một cách triệt để, phải theo dõi để có thể điều trị dự phòng sỏi tái phát.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Sỏi bàng quang
Xem thêm bài viết: Sỏi niệu quản
Không có phản hồi