Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lỵ
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Điều tra dịch tễ.
Shigella là tác nhân gây ra bệnh lỵ trực khuẩn , gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng lứa tuổi nhạy cảm nhất với bệnh này là trẻ em.
Bệnh được lây truyền thông qua đường tiêu hóa thông qua các loại thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn Shigella, nhưng bệnh cũng có thể lây truyền qua con đường khác là con đường trực tiếp. Nguyên nhân lây truyền qua đường trực tiếp là có thể bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn làm cho tay bị nhiễm khuẩn.
Tính chất của bệnh: bệnh này có khả năng gây thành dịch, có các vụ dịch lớn hoặc nhỏ tùy từng vùng từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là những vùng có điều kiện vệ sinh kém thì vi khuẩn Shigella này càng dễ dàng lây lan.
Nguồn bệnh là những người lành mang vi khuẩn hay người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan thành dịch cho bệnh nhân.
2.Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Shigella.
Trực khuẩn Shigella xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường tiêu hóa. Số lượng để có thể gây bệnh cho người là vào khoảng 100 đến 1000 con vi khuẩn.
Các vi khuẩn này vào đường tiêu hóa, đến đại tràng, bám vào màng của các tế bào biểu mô rồi xâm nhập và nhân lên ở đây làm cho các tế bào biểu mô đại tràng bị tổn thương. Các vi khuẩn lan tràn từ tế bào biểu mô này sang tế bào biểu mô khác. Nhiều trực khuẩn lỵ chết cùng một lúc giải phóng ra nhiều nội độc tố có thể gây ra tình trạng sung huyết, xuất tiết, tạo ra tình trạng đại tràng xuất hiện các vết loét nông, lan rộng ra trên bề mặt của biểu mô đại tràng của người bệnh. Nội độc tố của vi khuẩn còn có tác dụng lên hệ thống thần kinh giao cảm của bệnh nhân, gay ra hiện tượng co thắt và làm tăng các nhu động ruột làm cho người bệnh có các biểu hiện đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoại nhiều lần, phân có nhầy và máu.
Ngoài nội độc tố thì vi khuẩn Shigella shiga còn tiết ra các chất của ngoại độc tố. Ngoại độc tố của vi khuẩn đi vào máu dẫn tới hiện tượng làm tan máu, nồng độ ure trong máu tăng cao. Ngoai độc tố của vi khuẩn này rất độc đối với hệ thống thần kinh trung ương của người bệnh và có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như bị viêm não hay bệnh nhân bị hôn mê.
Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh thường gặp ở thể cấp tính, ít trường hợp gặp ở thể mạn tính. Một số ít các trường hợp bệnh nhân có thể chuyển từ thể cấp tính thành thể mạn tính.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lỵ
Không có phản hồi