Bệnh suy thận cấp (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Chẩn đoán các biến chứng của bệnh.
– Những biến chứng về tim mạch của bệnh:
Tình trạng thừa dịch nặng cùng với tăng huyết áp có thể gây ra phù phổi cấp, suy tim, phù mão,…trong giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu. Trong giai đoạn này cũng thường gặp tình trạng trạng kali máu , gây ra rối loạn nhịp tim, nếu nặng có thể gây ra ngừng tim. Bệnh nhân có thể bị tràn dịch màng tim, viêm màng ngoài tim, hay cũng có thể bị nhồi máu cơ tim.
- Biến chứng về thần kinh: hội chứng tăng ure máu không chỉ gặp trong giai đoạn bệnh nhân bị thiểu niệu, vô niệu (trường hợp bệnh nhân không có nước tiểu hoặc nước tiểu sản xuất được trong 24 giờ là dưới 300 ml nước tiểu) mà vẫn có thể gặp ở giai đoạn bệnh nhân đái trở lại hoặc đái nhiều gây ra các rối loạn về thần kinh cơ, cơ thể gây ra co giật, hôn mê.
- Biến chứng về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày ruột, viêm tụy cấp, xuất huyết đường tiêu hóa là một biến chứng rất nặng của bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
- Các rối loạn chuyển hóa:
+ Bệnh nhân dễ bị mất nước và rối loạn điện giải như tăng calci máu, tăng phó pho mau, tăng acid uric máu, tăng magie máu. Giảm nồng độ của kali, Natri có trong máu trong giai đoạn bệnh nhân đái nhiều và có thể bị tử vong nếu không được điều trị đúng và theo dõi chặt chẽ bệnh.
+ Giảm chuyển hóa insulin, tăng các hormon cận giáp và giảm các hormon tuyến giáp như T3 và T4.
+ Suy dinh dưỡng.
- Nhiễm trùng: bệnh nhân có thể bị bội nhiễm ở phổi, ở đường tiết niệu, và ở những vết thương ở ngoài da, hoặc cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết.
2.Tiên lượng bệnh suy thận cấp.
– Từ những năm 1960 đến nay, tiên lượng bệnh suy thận cấp đã có nhiều diễn biến tốt hơn nhờ các kỹ thuật hồi sức hiện đại. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn cao, ở những trung tâm có lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thì tỷ lệ tử vong từ 20-40%, tùy theo từng nhóm bệnh nhân.
– Đối với những bệnh nhân bị suy thận cấp sau mổ lớn, các chấn thương nặng, bỏng nặng, nhiễm trùng tử cung sau đẻ, ngộ độc các kim loại nặng, tiên lượng bệnh thường rất xấu.
– Nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân cũng có thể do bệnh chính, do bị nhiễm khuẩn, hội chứng ure máu cao, kali máu cao.
– Tiên lượng còn phụ thuộc vào bệnh chính, các kỹ thuật hồi sức, công tác hộ lí của bệnh và các biện pháp để đề phòng bội nhiễm nhất là trong trường hợp bội nhiễm phổi hay bội nhiễm từ các vết thương các vết loét.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Bệnh suy thận cấp (tiếp theo)
Không có phản hồi