Trùng roi đường tiêu hóa Giardia intestinalis
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Trùng roi đường tiêu hóa: giardia intestinalis, Lambia intestinalis
-
Hình thể
- Thể hoạt động nhìn thẳng có hình giống quả lê, kích thước từ 10-20µm*6-10µm, cơ thể đối xứng, có hai nhân đối xứng nhau qua trục sống thân. Nhìn nghiêng, Giardia intestinalis có hình giống thìa, mặt bụng lõm xuống, mặt lưng hơi gồ ghề lên. Có hai hạt gốc roi, từ đó xuất phát 8 roi , trong đó 3 đôi roi phía trước hướng về 2 bên, 1 đôi ngắn ở phía đuôi. Hạt nhân tròn có trung thể lớn, màng nhân dày, khoảng cách giữa nhân và trung thể xa nhau.
- Bào nang có hình trứng đối xứng, kích thước hơi nhỏ hơn thể hoạt động, vỏ nhẵn và dày, trong bào tương có 2-4 nhân và có những dấu vết của roi.
-
Tính chất gây bệnh
- Giardia intestinalis kí sinh ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng, đôi khi còn thấy ở đại tràng, túi mật, và ống dẫn mật. Giardia intestinalis bám vào niêm mạc ruột nhờ một hấp khẩu ở mặt bụng gây viêm tấy nhẹ tại chỗ, và có thể xâm nhập sâu vào thành ruột xuống lớp hạ niêm mạc gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại niêm mạc ruột non, cản trở ruột hấp thu các loại vitamin như A,D,E,K,B12 và các acid béo.
- Bào nang được hình thành ở đại tràng và được thải ra môi trường ngoại ảnh theo phân. Đây chính là thể lây nhiễm bệnh của Giardia Intestinalis, qua phân, thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn, qua đồ chơi,..
- Bệnh nhân thường gặp là trẻ em. Trẻ thường bị tiêu chảy, rối loạn dinh dưỡng, đau vùng thượng vị, chướng bụng nếu bệnh kéo dài. Giardia intestinalis đôi khi có thể gây biến chứng viêm túi mật hoặc viêm gan. Ở những người mắc chứng suy giảm miễn dịch, hoặc khi sức đề kháng cơ thể suy giảm thì ống mật dễ bị xâm nhiễm
- Người lớn nhiễm Giardia intestinalis thường không có triệu chứng lâm sàng, là người lành mang bệnh.
-
Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân trực tiếp thấy thể hoạt động(phân lỏng) hoặc thể bào nang (phân rắn), nếu xét nghiệm phân nhiều lần không thấy thể hoạt động hay bào nang, mà vẫn nghi ngờ trên lâm sàng thì có thể hút dịch tá tràng tìm thể hoạt động, nếu thực sự có sẽ phát hiện được thể hoạt động trong tá tràng
- Kỹ thuật ELISA để chẩn đoán phát hiện kháng nguyên
-
Điều trị
Dùng các thuốc: Metronidazol, Tinidazol có hiệu quả
-
Phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
tắm giặt sạch sẽ, rửa rau sạch sẽ trước khi chế biến, không ăn chung thức ăn
- Vệ sinh môi trường: quản lý nguồn phân, vệ sinh sạch sẽ
- Vệ sinh thực phẩm
- Diệt ruồi, gián
- Đồ chơi trẻ em nên được vệ sinh thường xuyên, không để trẻ em ngặm đồ chơi, hạn chế chơi chung đồ chơi tránh nhiễm.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Trùng roi đường tiêu hóa Giardia intestinalis
Không có phản hồi