Trực khuẩn mủ xanh
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Đại cương về trực khuẩn mủ xanh
Trực khuẩn mủ xanh hay còn gọi là Pseudomonas aeruginosa theo tên La Tinh được Schroeter phát hiện ra vào năm 1872. theo tiếng La Tinh Pseudes nghĩa là giả, monas là đơn vị và aeruginosa có nghĩa là gỉ đồng.
Pseudomonas aeruginosa còn được gọi là pyocyanin (theo tiếng La Tinh thì pyon nghĩa là mủ còn cyaneus nghĩa là màu xanh sẫm) vì khi vi khuẩn này gây bệnh thì cúng tạo ra mủ có màu xanh giống như màu của muối đồng hay là màu xanh sẫm.
Đặc điểm hình thể.
Vi khuẩn mủ xanh là một vi khuẩn có hình trực , bắt màu Gram âm (bắt mà đỏ của thuốc nhuộm fucsin).
Vi khuẩn có hình thẳng hoặc là hơi cong, hai đầu trong và có kích thước khoảng từ 1.5-5 micromet chiều dài và 0.5-1 micromet chiều rộng. Đây là một vi khuẩn có tính di động cao nhờ có lông ở một cực của tế bào vi khuẩn.
Vi khuẩn này ít hi có trường hợp có vỏ và là một vi khuẩn không có khả năng sinh nha bào (nói nôm na nha bào là một dạng tồn tại khác của vi khuẩn, chúng có khả năng đề kháng cao hơn so với dạng sinh dưỡng và chúng có thể sống trong điều kiện chất dinh dưỡng rất nghèo nàn, có thể sống trong điều kiện ngoại cảnh, trong đất, trong nước lên tới hàng chục năm mà không chết, khi gặp điều kiện thuận lợi như về dinh dưỡng, về điều kiện nhiệt độ, hay về các yếu tố khác thì các nha bào vi khuẩn này có thể lại trở về thể sinh dưỡng để tiếp tục gây bệnh cho người hay cho động vật và người khi bị nhiễm nha bào cũng sẽ có khả năng mắc bệnh của nha bào đó).
Tính chất nuôi cấy vi khuẩn
Trực khuẩn mủ xanh mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, hiếu khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp là 37 độ C những có thể phát triển được ở 5-42 độ C, độ PH thích hợp là 7.2-7.5 độ C nhưng vi khuẩn lại có thể phát triển đươc trong khoảng pH 4.5-9.
- Trên môi trường thạch thường có thể thấy vi khuẩn tạo nên các khuẩn lạc to nhẵn dẹt, trung tâm hơi lồi và có xu hướng mọc lan ra khỏi đường cấy, sinh sắc tố có màu xanh, chúng cũng có thể tạo ra một loại khuẩn lạc khác là xù xì, bờ không đều, đôi khi có xuất hiện khuẩn lạc nhầy.
- Trên môi trường thạch máu: đa số các trường hợp là gây tan máu. Trong môi trường nuôi cấy bệnh phẩm thì thường gặp nhất là loại khuẩn lạc thứ nhất. Còn trong các nuôi cấy từ môi trường thì thường gặp nhất là loại khuẩn lạc thứ 2.
- Trên môi trường canh thang: vi khuẩn mọc tạo thành váng trên bề mặt.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Trực khuẩn mủ xanh
Xem thêm bài viết:Tìm hiểu về trực khuẩn mủ xanh
Không có phản hồi