Trực khuẩn mủ xanh (tiếp)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Các yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Trực khuẩn mủ xanh là một loại vi khuẩn Gram âm nhưng nó là một trong những vi khuẩn ít gặp của nhóm vi khuẩn Gram âm gây bệnh bằng cả ngoại độc tố và nội độc tố. Trực khuẩn mủ xanh sinh ra hai loại ngoại độc tố và ba loại nội độc tố.
Các độc tố của trực khuẩn mủ xanh bao gồm:
– Ngoại độc tố A (hay còn gọi là exotoxine A): ngoại độc tố này có bản chất hóa học là protein, có độc tính rất cao. Độc tố này của trực khuẩn mủ xanh có cấu tạo giống như ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu nhưng không thể biến thành giải độc tố được.
– Ngoại độc tố S (hay còn gọi là exotoxine S): ngoại độc tố này của trực khuẩn mủ xanh có tính độc kém hơn so với ngoại độc tố A.
– Các protease (bao gồm cóprotease, elastase, collagenase): nội độc tố này của trực khuẩn mủ xanh có tính độc kém hơn nhưng chúng lại có tác dụng phá hủy các tổ chức liên kết trong cơ thể người bệnh.
– Các hemolysin, glycolipid, và phospholipid C.
– Cytotoxin là một nội độc tố có bản chất hóa học là protein, có khả năng làm mất tác dụng thực bào của các tế bào bạch cầu.
2.Các yếu tố kháng nguyên của trực khuẩn mủ xanh.
Trực khuẩn mủ xanh có kháng nguyên O, kháng nguyên này có tính chất đặc hiệu cho từng type khác nhau, có bản chất là các polysaccharid (viết tắt là LPS), có tính bền vững với nhiệt độ. Người ta đã dựa nào loại kháng nguyên này của trực khuẩn để chia các loại trực khuẩn mủ xanh ra thành 12 nhóm khác nhau.
3.Cách chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh.
– Phương pháp chẩn đoán trực tiếp: trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp này để chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh hơn là dùng phương pháp chẩn đoán gián tiếp.
- Bệnh phẩm: tùy theo từng bệnh của từng trường hợp bệnh nhân mà có thể lấy bệnh phẩm khác nhau. Các bệnh phẩm có thể lấy là mủ, dịch màng phổi, dịch não tủy, nước tiểu, máu,…
- Phương pháp nuôi cấy:
+ Bệnh phẩm là máu thì sẽ được nuôi cấy vào môi trường canh thang.
+ Bệnh phẩm là dịch ở các khoang kín (ví dụ như các ổ mủ chưa vỡ, dịch ở màng phổi, dịch tại màng não) thì được nuôi cấy trong môi trường thạch máu để phân lập được vi khuẩn.
+Trường hợp mà bệnh phẩm có chứa các tạp khuẩn (như mủ đã vỡ, nước tiêu, đờm) thì cần cấy vào môi trường có các chất ức chế là cetrimid. Để tủ ấm 370C/sau 18-24 giờ. Chọn những khuẩn lạc có màu xanh để nhuộm soi, xác định vi khuẩn dựa vào các tính chất hóa sinh và làm phản ứng ngưng kết trên lam kính với kháng huyết thanh mẫu.
– Phương pháp chẩn đoán gián tiếp: trên thực tế thì phương pháp này không được áp dụng.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Trực khuẩn mủ xanh (tiếp)
Không có phản hồi