TRIỆU CHỨNG CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhưng không đặc hiệu. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thường thì rất kín đáo ở giai đoạn đầu. Vì vậy các bác sĩ cần tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng từ các yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Các triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng cẳng chân cũng có thể đau ở vùng đùi hoặc ở cả hai vùng nêu trên, vị trí đau thường thay đổi, đau xuất hiện một cách tự nhiên, bệnh nhân cảm giác đau hơn khi ai đó sờ vào vùng đó.
Các triệu chứng thực thể:
khám và so sánh ở cả hai chi dưới của bệnh nhân.
- Toàn thân bệnh nhân có sốt nhẹ, có cảm giác lo lắng.
- Bệnh nhân bị huyết khối :
+ Bệnh nhân cảm thấy đau khi sờ vào vùng có huyết khối, đau tăng lên khi cho người bệnh gấp mặt mu của bàn chân vào với cẳng chân(một dấu hiệu của bệnh Homans).
+ Bệnh nhân bị tăng nhiệt độ tại chỗ, có nổi ban đỏ.
+ Trương lực cơ của người bệnh tăng lên, giảm độ ve vẩy của cơ.
+ Có triệu chứng của giãn các tĩnh mạch nông ở chi dưới.
+ Ở giai đoạn muộn của bệnh thì người bệnh bị tăng chu vi của bắp chân, tăng chu vi của đùi, còn nhận thấy triệu chứng phù mắt cá chân.
- Tìm các dấu hiệu lan rộng của huyết khối (cục máu đông):
+ Cần thực hiện thăm khám âm đạo và trực tràng có thể phát hiện được huyết khối lan lên đến vùng chậu của bệnh nhân: tại vùng chậu của người bệnh có triệu chứng sưng nề, cảm giác rất đau.
+ Cần tìm các dấu hiệu của mắc bệnh phổi như: triệu chứng đau ngực, người bệnh bị ho ra máu, có xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy tim phải và có thể bị mắc suy tim phải,….
- Các thể đặc biệt trên lâm sàng của bệnh:
+ Bệnh viêm tắc tĩnh mạch trắng, đau(theo tên la tinh thì gọi là phlegmasia alba dolens): chân người bệnh bị tắc mạch thường có triệu chứng đau rất là dữ dội, da tím nhợt, bóng loáng, có hiện tượng phù cứng, màu trắng , ấn vào không bị lõm xuống. Bệnh thường có đi kèm theo với các dấu hiệu về toàn thân rất rầm rộ sau: bệnh nhân bị sốt cao, các hạch bạch huyết nổi lên thấy rõ, số lượng bạch cầu tăng lên đáng kể.
+ Bệnh viêm tắc tĩnh mạch xanh(theo tên la tinh thì gọi là phlegmasia caerulea): cục huyết khối thường nằm tại vị trí vùng chậu , vùng đùi. Bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu cục bộ do bị phù nhiều đã chèn ép vào động mạch: mạch ở chỉ dưới mất, chân bị lạnh, da xanh tái có nổi các vân tím, bệnh nhân cảm thấy rất đau. Đây là một dạng cấp cứu tim mạch , đòi hỏi cần làm phẫu thuật hoặc điều trị tiêu huyết khối.
+ Huyết khối tĩnh mạch chi trên: thường gặp ở bệnh nhân sau chấn thương hoặc đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
+ Huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới: thường gặp ở những bệnh nhân có suy tĩnh mạch mạn tính, có búi giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết: TRIỆU CHỨNG CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
Không có phản hồi