Trật khớp khuỷu (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Chẩn đoán trật khớp khuỷu.
Chẩn đoán bệnh thì thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng cùng với phim chụp X-quang:
* Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh:
- Sau khi xảy ra tai nạn bệnh nhân bị đau khuỷu và hạn chế sự hoạt động cơ năng của khớp khuỷu.
- Bệnh nhân có biểu hiện của sưng nề khớp khuỷu.
- Khuỷu tay của người bệnh ở tư thế 50-60 độ.
- Khi sờ vào khuỷu tay thì thấy mỏm khuỷu ra sau và lên trên, đầu dưới của xương cánh tay bị nhô ra phía trước.
- Có dấu hiệu của cử động đnà hồi.
- Tam giác cân của khuỷu thì bị đảo ngược.
- Lưu ý rằng: khi phát hiện các biến chứng về mạch máu và biến chứng về thần kinh của người bệnh, bằng cách kiểm tra các vận động, các cảm giác của các ngón tay của mạch quay và mạch trụ.
*Phim chụp X-quang; chụp khuỷu của bệnh nhân ở hai tư thế là chụp thẳng và chụp nghiêng:
- Cần chẩn đoán xác định trật khớp khuỷu.
- Chẩn đoán các gãy xương kèm theo với trật khớp
2.Các biến chứng gặp phải của trật khớp khuỷu:
*Những biến chứng đến sớm của bệnh
- Các biến chứng về thần kinh: có khoảng ở 20% các trường hợp bệnh nhân trật khớp khuỷu có dấu hiệu biểu hiện thần kinh trụ bị liệt: dấu hiệu vuốt trụ, mất cảm giác của ngón 4 và ngón 5 (ngón áp út và ngón út).
- Những biến chứng về mạch máu: các mạch máu của cánh tay có thể bị chèn ép. Chỉ chiếm tỷ lệ thấp, có khoảng 1% các trường hợp bị trật khớp khuỷu.
*Những di chứng này bệnh để lại cho bệnh nhân:
- Dính khớp khuỷu gây ra sự hạn chế hoạt động của khớp, xuất hiện hiện tượng cứng khớp ở tư thế xấu.
- Vôi hóa xung quanh khớp khuỷu.
3.Phương pháp điều trị bệnh.
*Điều trị trật khớp khuỷu mới:
- Vô cảm: vì thường gặp ở trẻ em cho nên cần chú ý vấn đề của gây mê toàn thân trẻ.
- Nắn khớp:
+ Người phụ nắn kéo bàn tay, thẳng theo trục của cẳng tay.
+ Người nắn khớp giữ đầu dưới của xương cánh tay, dùng các ngón các đẩy mỏm khuỷu của e ra trước và xuống dưới, sau đó cho khuỷu gấp dần xuống 90 độ.
Sau khi nắn xong; cần thực hiện các gấp duỗi để kiểm tra khớp.
- Bất động: dùng bột bó cánh – cẳng – bàn tay, tư thế cho tay ngửa, khuỷu gấp 90 độ và cho bột bó trong vòng ba tuần và tháo bột.
*Điều trị trật khớp khuỷu cũ : là những trường hợp mà trật khớp trên ba tuần:
- Trật khớp khuỷu dưới ba tuần: thì sử dụng nắn và bó bột.
- Nếu như khớp khuỷu bị trật trên ba tuần: khuỷu của bệnh nhân nằm ở tư thế xấu (tư thế duỗi), bắt buộc phải được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật:
+ Mổ và đặt khớp về đúng vị trí.
+ Làm cứng khớp ở tư thế cơ năng, trong trường hợp bệnh nhân bị trật khớp quá lâu và làm hư hỏng hết các sụn khớp.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Trật khớp khuỷu (tiếp theo)
Xem thêm bài viết: Trật khớp háng (tiếp)
Không có phản hồi