Tìm hiểu trực khuẩn phong
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Đại cương
Trực khuẩn phong hay còn gọi là Mycobacterium leprae. Trực khuẩn này được nhà bác học Hansen phát hiện ra vào năm 1873, vì vậy còn được gọi với tên khác là trực khuẩn Hansen (Bacille de Hansen)
1.Đặc điểm hình thể kích thước.
Giống như tất cả các loại vi khuẩn khác thuộc chi Mycobacterium, thì trực khuẩn phong có thể kháng cồn và kháng acid.
Khi nhuộm bằng phương pháp Ziehl- Neelsen, thấy được trực khuẩn phong có hình trực mảnh, bắt màu đỏ của thuốc nhuộm, xếp song song thanh từng bó, có kích thước vào khoảng 1-8 micromet chiều dài và chiều rộng là khoảng 0.25-0.3 micromet
Trực khuẩn này thì không có lông và không sinh nha bào, vì không có lông nên vi khuẩn không có khả năng di động, vi khuẩn sẽ có vỏ khi còn sống , nhưng nó lại mất đi lớp vỏ khi nhuộm nóng với các phân tử carbolfuchsin.
Trực khuẩn này có tính kháng cồn và kháng acid kém hơn so với trực khuẩn lao.
2.Tính chất nuôi cấy.
Hiện nay thì trực khuẩn phong chưa đưuọc nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo , nhưng chúng ta có thể phát triển chúng trên các môi trường sống như ở một số động vật thí nghiệm. Khi thực hiện tiêm trực khuẩn phong này vào bàn chân của chuột Hamster thì các trực khuẩn này được sản sinh tại chỗ được tiêm trên bàn chân chuột.
3.Khả năng đề kháng của vi khuẩn.
Trong điều kiện ngoại cảnh thì trực khuẩn phong chỉ tồn tại được trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Trong tử thi của người thì trực khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian dài hơn so với điều kiện ngoại cảnh.
4.Cách phòng bệnh.
Bệnh phong này thì chỉ có một cách phòng bệnh là phòng bệnh không đặc hiệu còn đối với phương pháp phòng bệnh đặc hiệu thì hiện nay y học hiện đại vẫn chưa nghiên cứu được ra vaccine nhằm phòng bệnh đặc hiệu cho loại vi khuẩn này.
Đối với phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu thì bệnh nhân cần phải lưu ý để phát hiệ kịp thời hay cũng có thể phát hiện sớm bệnh, với thể u của bệnh phong thì cần cách ly để điều trị . Các thể khác khác của bệnh nhân bị phong có thể điều trị tại nhà của người bệnh hoặc là điều trị trong các trại điều dưỡng phong.
5.Phương pháp điều trị bệnh.
Trực khuẩn phong là một vi khuẩn có thời gian phân chia rất dài (khoảng từ 13 đến 15 ngày một lần), đây là một vi khuẩn kí sinh nội bào và gây bệnh cho cơ thể người, bởi vì các nguyên nhân này cho nên bệnh nhân mắc bệnh phong phải được điều trị trong thời gian lâu dài. Tùy từng thể bệnh khác nhau mà có các phương pháp điều trị khác nhau.
Thuốc có công hiệu đối với vi khuẩn này là DDS (diamino – diphenyl – sulfol), có thể sử dụng kết hợp với rifampicine hoặc clofazimine.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Tìm hiểu trực khuẩn phong
xem thêm bài viết: Khả năng gây bệnh của trực khuẩn ho gà
Không có phản hồi