Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Dịch tễ học.
– Mức độ gây ra dịch: tạo ra các vụ dịch lớn nhỏ trên thế giới. Có thể là dịch địa phương hay là đại dịch.
– Nguồn gây bệnh: là những người lành mang bệnh hay là người bệnh.
– Đường truyền: thông qua con đường tiêu hóa thức ăn, nước uống. Nguồn lây quan trọng trong quá trình lây truyền bệnh tả. Đa số cá vụ dịch tả lớn là do lây truyền qua nước uống bị nhiễm vi khuẩn tả.
– Khối cảm thụ: mọi người chưa có miễn dịch về bệnh tả đều có khả năng bị bệnh.
2.Cơ chế gây bệnh.
Vi khuẩn tả thông qua đường tiêu hóa để xâm nhập vào cơ thể người bệnh. phần lớn thì các vi khuẩn tả bị acid dạ dày tiêu diệt (do vi khuẩn tả là một vi khuẩn sống trong môi trường kiềm cao), bệnh thường hay gặp ở những bệnh nhân có độ của acid dạ dày bị giảm thấp, hoặc ăn các thức ăn, nước uống trung hòa các acid của dạ dày. Số lượng vi khuẩn cần thiết để gây ra bệnh là khoảng 103 đến 105 vi khuẩn trên những người có độ acid dạ dày bị suy giảm còn đối với người bình thường thì lại cần tới 108 vi khuẩn. vi khuẩn tả sau khi đi qua dạ dày để đi xuống ruột non rồi các vi khuẩn bám vào các tế bào niêm mạc của ruột non của người bệnh nhưng chúng lại không xâm nhập vào các tế bào này để gây bệnh, và hầu như vi khuẩn không gây ra những tổn thương đối với các tế bào niêm mạc ruột non. Chúng bám vào niêm mạc ruột non nhưng không xâm nhập vào các tế bào của mô ruột, tại đây chúng nhờ co độ PH thích hợp nên sinh sản và nhân lên ở đây, chúng tiết ra độc tố ruột LT. Phần B của độc tố ruột gắn vào các thụ thể GM1 trên màng tế bào của niêm mạc ruột. Phần A của độc tố ruột LT lại xâm nhập vào các tế bào hoạt hóa adenyncyclase lam tăng thành phần của AMP vòng, gây ra hậu quả là giảm sự hấp thu nước và các điện giải ở trong lòng ruột đãn đến người bệnh bị mất nước và điện giải với số lượng lớn, bệnh nhân có thể bị mất nước khoảng 20 lít trong vòng một ngày.
3.Các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
– Thời kì ủ bệnh: vị khuẩn này ủ bệnh trong thời gian ngắn khoẳng từ vài giờ đến 5 ngày.
– Thời kỳ bệnh toàn phát: bệnh nhân có thể có các biểu hiện của triệu chứng như buồn nôn, bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần dẫn đến bị mất nước và hao hụt một lượng lớn điện giải. Phân của bệnh nhân bị bệnh tả điển hình có màu trắng đục như nước vo gạo, lợn cợn có nhiều mảng trắng và không thấy có máu.
Những bệnh nhân bị bệnh tả có nguyên nhân từ Vibro cholerae gây ra thường thì sẽ nặng và có thể dẫn tới tử vong cao hơn so với bệnh nhân mắc bệnh tả có nguyên nhân từ Vibro Eltor.
copy ghi nguồn: https://health-guru.org/
link bài viết:Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả
Không có phản hồi