Điều trị bệnh nhân hôn mê
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Ngoài các chỉ định phẫu thuật thần kinh (máu tụ, ápxe, u não) các hôn mê đều phải điều trị nội khoa. Hồi sức nhằm giải quyết các rối loạn đó.
1. Hồi sức hô hấp
– Có tầm quan trọng hàng đầu đó là khai thông đường dẫn khí bằng cách cho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng an toàn, cung cấp O2, hổ trợ hô hấp, đặt nội khí quản nếu hồi sức lâu. Thở máy áp lực dương cuối thì kỳ thở ra làm tăng áp lực nội sọ, ngoài ra còn có thể do bệnh nhân gây dụa nên phải cho an thần.
2. Hồi sức tuần hoàn
– Việc cung cấp O2 cho não lệ thuộc cung lượng lên não. Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn huyết động có thể bù dịch hoặc trợ tim. Các thuốc giãn mạch não chỉ có tác dụng ở chỗ tế bào còn nguyên vẹn và mạch não tự điều chỉnh được, chúng có thể làm nặng thêm thiếu máu não ở vùng tổn thương.
– Trong trường hợp THA ác tính thì phải hạ nhanh huyết áp; còn trong xuất huyết dưới nhện thì phải cho thuốc chẹn Ca++ như nimodipine.
3. Cung cấp glucose
– Hôn mê do hạ glucose máu nếu không được điều trị thì gây tổn thương không hồi phục. Nếu khi có hôn mê không rõ căn nguyên cần tiêm ngay glucose 30-50% 50ml sau khi lấy máu thử glucoza máu.
– Ở người nghiện rượu hoặc nôn mửa không ăn được lâu ngày phải cho vitamine B1 để tránh bệnh não do thiếu vitamine B1 (Gayet – Wernicke) từ 200 đến 1000 mg.
4. Cân bằng nước điện giải và thẩm thấu
– Những thay đổi thẩm thấu là yếu tố quan trọng gây tổn thương não. Cân bằng nước và natri là cơ bản nhất nhưng tránh hồi phục quá nhanh.
– Thí dụ trong hôn mê tăng thẩm thấu, chuyền quá nhanh dung dịch nhược trương kèm insulin sẽ gây phù não. Nhiều yếu tố liên quan đến bệnh và điều trị làm cho rối loạn nước và điện giải (suy thận, tăng ADH, lợi tiểu,…) nên phải điều chỉnh hàng ngày, theo dõi bilan nước hàng ngày.
5. Cân bằng toan kiềm
– Nếu điều chỉnh toan chuyển hóa quá nhanh bằng dung dịch kiềm có thể ức chế hô hấp và tạm thời làm nặng toan trong dịch não tủy; toan dịch não tủy xuất hiện nhanh do ức chế hô hấp nên làm tăng PaCO2 và khó cân bằng ngay bằng bicacbonat.
6. Chống phù não
– Do bất kỳ cơ chế nào, nếu thấy dấu thần kinh nặng dần thì phải nghĩ tới phù não. Nằm đầu cao khoảng 10-300. Mannitol 20% 0,25-0,5mg/kg mỗi 3-5 giờ, không kéo dài quá 5 ngày vì gây suy thận, gan và mất nước điện giải.
7. Chống co giật
– Thường sử dụng valium.
8. Ðiều trị nguyên nhân
– Tùy theo bệnh nguyên mà điều trị tương ứng.
9. Các biện pháp chung
– Chống loét bằng cách trăn trở mỗi 1-2 giờ kèm xoa bóp hay cho nằm đệm nước. Bảo vệ mắt bằng nhỏ thuốc mắt và trong hôn mê sâu dùng băng dính gắn mi mắt lại tránh khô gây loét giác mạc; săn sóc miệng.
– Kháng sinh chống bội nhiễm khi có loét cùng cụt, bội nhiễm phổi. Chống ứ động tĩnh mạch gây huyết khối bằng cách vận động, kê chân cao 5-100 hoặc heparin liều thấp.
– Chống tăng hoặc giảm thân nhiệt. Nuôi dưỡng qua xông dạ dày.
– Xông tiểu: súc bàng quang khi có nhiễm trùng. Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, hơi thở mỗi hai giờ, các phản xạ thân não, viêm tĩnh mạch do tiêm chuyền,…
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Điều trị bệnh nhân hôn mê
Không có phản hồi