Chẩn đoán u bụng
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Chẩn đoán bệnh cũng bao gồm có chẩn đoán hai phần là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh.
Chẩn đoán xác định:
Dựa vào các thăm khám lâm sàng để có thể xác định rõ vị trí, đặc điểm, tính chất cũng như là kich thước của khối u nằm trong ổ bụng (có thể là khối u ổ bụng cũng có thể là khối u sau phúc mạc) để có chỉ định thực hiện các thăm dò cận lâm sàng một cách hợp lí nhất. Các biện pháp cận lâm sàng dùng để xác định bệnh bao gồm có: chụp X-quang, siêu âm, chụp vi tính cắt lớp (hay còn gọi là chụp CTScanner), chụp cộng hưởng từ (hay là chụp IRM), và các phương pháp khác như nội soi ống tiêu hóa, nội soi ổ bụng để làm sinh thiết các mảng khối u làm giải phẫu bệnh lí cho bệnh.
Chẩn đoán phân biệt:
Các khối u trong thành bụng: u cơ thành trước hoặc các khối cơ thắt lưng. U xuất hiện ở một vùng của cơ hay một nhóm cơ nào đó, phát triển với một tốc độ chậm, không gây ra hiện tượng chèn ép hay rối loạn quá trình lưu thông của ruột trong cơ thể bệnh nhân. Khám thấy khối u liên tục, có ranh giới giữa chúng không rõ ràng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ít hoặc cũng có thể là không có cảm giác đau, siêu âm sẽ thấy được các u của thành bụng lồi rõ, có thể thực hiện thủ thuật chọc dò sinh thiết khối u để có thể xác định được giải phẫu bệnh lí của bệnh.
Áp xe: có thể là áp xe xuất hiện trong ổ bụng nhưng cũng có thể là các áp xe thành bụng với các biểu hiện của sự viêm nhiễm các tạng, khối áp xe gan rõ ràng, cảm giác đau nhói. Khi tiến hành siêu âm thì thấy có ổ dịch mủ và vỏ, chọc dò thành bụng thì thấy có mủ chảy ra.
Tạng phì đại: các tạng ở trong ổ bụng có thể to lên (phì đại), lách to trong các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan phì đại, các bệnh lí khác về gan,…
Phụ nữ có thai: có các dấu hiệu biểu hiện của tử cung to lên, cổ tử cung mềm đi và xét nghiệm thấy có HCG dương tính. Siêu âm thì thấy có thai trong tử cung của người mẹ.
Phồng động mạch chủ bụng: khối căng phồng của động mạch đập theo nhịp đập của mạch, u thuôn dài ra vị trí giữa bụng, nghe thì thấy có tiếng sáo thổi, tiến hành làm siêu âm Doppler để xác định xem dòng máu nào có phình mạch.
Cầu bàng quang: một số trường hợp bệnh nhân có xuất hiện cầu bàng quang khi tiến hành thăm khám trên lâm sàng, thường thì sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn với các u nang buồng trứng. Cầu bàng quang của bệnh nhân căng cứng và lồi lên trên, kèm theo đó là các biểu hiện của tiết niệu như tức hay bí tiểu tiện,…Siêu âm để xác định rất rõ ràng các trường hợp có cầu bàng quang hay không và có thể tìm ra được nguyên nhân gây ra biểu hiện của tức đái, bí đái,…
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Chẩn đoán u bụng
Xem thêm bài viết: Triệu chứng của u bụng
Không có phản hồi