Chẩn đoán các vết thương mạch máu ngoại vi
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Việc chẩn đoán các vết thương này được dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cũng như các dấu hiệu cận lâm sàng:
Các dấu hiệu biểu hiện lâm sàng của bệnh:
Các thể bệnh có thể gặp trên lâm sàng bao gồm có:
- Vết thương đang chảy máu:
Máu của vết thương chảy thành tia, ướt đẫm cả băng gạc và quần áo của nạn nhân. Trường hợp này thì thưởng là dễ chẩn đoán. Cần phải tiến hành sơ cứu vết thương ngay mà không cần phân biệt xem đó là vết thương động mạch hay là vết thương tĩnh mạch.
- Các vết thương đã được đặt garo: cần phải thực hiện bước đầu tiên là tháo garo đang đặt cho bệnh nhân ra thì mới có thể chẩn đoán chính xác xem tổn thương này là thuộc loại nào. Nhưng cần chú ý rằng khi tiến hành tháo garo của bệnh nhân ra thì chỉ được tháo garo lúc mà bệnh nhân được đặt garo chưa quá 5 giờ. Cần thực hiện sẵn sàng các biện pháp phòng chống choáng cho bệnh nhân.
- Những vết thương đã ngừng chảy máu:
Những vết thương này thì thường là ngừng chảy máu bởi các khối máu tụ đã bịt kín miệng của vết thương. Kèm theo khối máu tụ, khối máu tụ đó có thể lớn hay cũng có thể nhỏ tùy thuộc vào các tổ chức, các phần mềm ở xung quanh của động mạch: bình thường thì các khối, máu tụ này sẽ to nhanh lên, giãn nở ra và đập vào theo nhịp đập của tim bệnh nhân, khi nghe tim tại chỗ thì thấy có tiếng thổi.
Khối máu tụ khu trú: điển hình là trong trường hợp bắp chân căng. Trên lâm sàng bệnh có các dấu hiệu của việc thiếu máu vùng hạ lưu hay những vùng phía dưới thân mình, càng xa động mạch mạch chủ thì các dấu hiệu thiếu máu biểu hiện lại càng trở nên rõ ràng hơn.
- Những vết thương khô: những vết thương không có chảy máu. Riêng trường hợp này thì các thầy thuốc và bác sĩ cần phải chú ý khi vị trí các vết thương này nằm trên đường đi của động mạch, kèm theo đó là các dấu hiệu thiếu máu của vùng hạ lưu, bệnh có biểu hiện như sau: các chi của bệnh nhân trở nên lạnh đi, giảm các hoạt động cảm giác cũng như vận động, các mạch máu ngoại vi giảm hoặc là mất máu, bão hòa oxy ở các ngón của các chi cũng giảm. Đối với loại vết thương này đôi khi phải vừa mổ để thăm dò vết thương nhưng cũng đồng thời phải thăm dò các mạch máu bị tổn thương.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Chẩn đoán các vết thương mạch máu ngoại vi
Xem thêm bài viết :Giải phẫu bệnh học của vết thương mạch máu
Không có phản hồi