BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Định nghĩa.
Cho đến nay tổ chức y tế thế giới(WHO) và hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp tâm trương(huyết áp tối thiểu) từ 90mmHg trở lên hoặc/và huyết áp tâm thu(huyết áp tối đa) từ trên 140mmHg trở lên
Một số định nghĩa cao huyết áp khác:
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đối với người cao tuổi, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng, huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi huyết áp tâm thu lớn hơn bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương <90mmHg, thì bệnh nhân được gọi là tăng huyết áp đơn độc. Sự tăng trị số của huyết áp tâm thu và huyết áp hiệu số(hiệu giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) là một yếu tố tiên lượng các biến cố tim mạch.
- Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở người trung niên, tăng huyết áp tâm trương thường được định nghĩa khi huyết áp tâm thu <140mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
- Tăng huyết áp áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng:
+ Là tình trạng huyết áp tăng cao khi đo ở cơ sở y tế nhưng huyết áp lại bình thường khi đo hàng ngày hoặc đo 24 giờ lại bình thường. Đây có thể là khởi đầu của tăng huyết áp thực sự và có thể là nguy cơ bệnh tim mạch
+ Chẩn đoán tăng huyết áp áo choàng trắng khi huyết áp đo nhiều lần đi khám vẫn từ 140/90 mmHg trở lên, trong khi đó huyết áp 24h trung bình dưới 125/80 mmHg
- Tăng huyết áp ẩn dấu là tình trạng huyết áp bình thường khi đo tại cơ sở y tế, nhưng đo ở những nơi khác(nơi làm việc hay tại nhà) lại cao. Phát hiện tăng huyết áp bằng việc theo dõi huyết áp liên tục trong 24 giờ.
- Tăng huyết áp giả tạo: ở một số bệnh nhân lớn tuổi, các động mạch ngoại biên rất cứng nên băng quấn phải có áp lực cao để có áp lực cao hơn để nén lại. Dấu hiệu Osler dương tính: động mạch cánh tay hay động mạch quay vẫn bắt được dù băng quấn đã được bơm căng. Khi nghi ngờ, nên đo huyết áp trong lòng động mạch để xác định chẩn đoán.
- Hạ huyết áp tư thế được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu giảm trên 20mmHg, hoặc huyết áp tâm trương giảm trên 10mmHg trong vòng 3 phút khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, thường do rối loạn thần kinh thực vật hoặc biến chứng của đái tháo đường. Những bệnh nhân tăng huyết áp khi nằm và hạ đường huyết tư thế đứng có thể bị ngất do huyết áp thay đổi quá nhanh và thay đổi quá nhiều.
Copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
Link bài viết:BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Xem thêm bài viết: CÁC TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH CỦA TĂNG HUYẾT
Không có phản hồi