BỆNH HEN PHẾ QUẢN
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
(Phân loại, tiến triển và biến chứng)
1.Phân loại
Có nhiều cách phân loại hen khác nhau. Một số cách phân loại sau:
– Phân loại theo thể bệnh:
+ Hen ngoại sinh:còn gọi là hen dị ứng.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Có tiền sử gia đình hay bản thân về bệnh hen phế quản hay các bệnh dị ứng.
Cơn hen xảy ra liên quan tới các dị nguyên đặc hiệu.
Làm test da với dị nguyên cho kết quả dương tính.
Nồng độ IgE toàn phần và IgE đặc hiệu tăng.
Điều trị giải mẫn cảm có kết quả nếu dị ứng với một trong hai dị nguyên.
+ Bệnh hen nội sinh hay còn gọi là bệnh hen nhiễm khuẩn.
Bệnh không thường xảy ra ở người lớn.
Không có tiền sử gia đình hay bản thân về hen hen phế quản hay các bệnh dị ứng.
Cơn hen xảy ra liên quan tới các đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Làm test dưới da với dị nguyên vi khuẩn cho kết quả dương tính.
Nồng độ IgE trong máu tăng.
Điều trị giải mẫn cảm không có kết quả.
Tiên lượng bệnh nói chung là nặng hơn hen ngoại sinh.
+ Hen hỗn hợp:
Yếu tố dị nguyên đóng vai trò quan trọng nhưng bệnh xảy ra lại do nhiễm vi khuẩn hay virus đường hô hấp.
– Phân loại theo mức độ nặng của bệnh
+ Hen nhẹ, từng lúc:
Ban ngày: cơn hen xuất hiện dưới 2 cơn trong một tuần.
Ban đêm: cơn hen xuất hiện dưới 2 cơn trong một tháng.
Không có giới hạn hoạt động bệnh.
Bùng phát: từ trên 2 lần một năm.
Kiểm soát bước 1.
+ Hen nhẹ, dai dẳng:
Ban ngày: cơn hen xuất hiện trên 2 cơn trong một tuần nhưng ít hơn một lần ột ngày.
Ban đêm: cơn hen xuất hiện 3-4 cơn trong một tháng.
Bệnh hoạt động ít.
Bùng phát từ trên 2 lần một năm.
Kiểm soát bước 2.
+ Hen trung bình, dai dẳng:
Ban ngày mỗi ngày đều lên cơn hen.
Ban đêm từ trên 1 cơn trong một tuần.
Có một số giới hạn hoạt động.
Bùng phát: từ trên 2 lần một năm.
Kiểm soát bước 3 có thể dùng đợt ngắn uống corticoid.
+ Hen nặng, dai dẳng lâu ngày:
Ban ngày xuất hiện cơn hen liên tục.
Hằng đêm cơm hen thương tái phát.
Có nhiều giới hạn hoạt động.
Bùng phát: từ trên 2 lần một năm.
Kiểm soát bước 4 hoặc bước 5 có thể dùng corticoid uống.
2.Tiến triển và biến chứng.
– Tiến triển:
Tiến triển của bệnh không giống nhau, có người bệnh ổn định trong một thời gian dài, có người thì bị hen liên tục trong quá trình diễn biến của bệnh.
– Các biến chứng có thể xảy ra:
Trong quá trình diễn biến lâu dài của bệnh có thể có các biến chứng sau:
+ Nhiễm khuẩn: đợt bội nhiễm làm bệnh nặng thêm. Bệnh có xuất hiện các triệu chứng như: sốt, ho, khạc đờm đặc, khó thở. Có khi có biểu hiện của đợt suy hô hấp.
+ Giãn phế nang: phế nang bị ứ khí, thành phế nang bị phá hủy do các đợt bội nhiễm lâu dần gây giãn phế nang. Thể tích và áp lực khí phế nang tăng lên, vách mạch máu dày lên, lòng mạch hẹp lại, hệ thống mao mạch thưa thớt dẫn đến hậu quả tăng áp lực tuần hoàn.
+ Suy thất phải: là biến chứng cuối cùng của hen phế quản, thất phải dày lên, buồng thất phải giãn ra và sau cùng hậu quả dẫn đến là suy tim toàn bộ.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:BỆNH HEN PHẾ QUẢN
Không có phản hồi