Sỏi đài bể thận (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Các triệu chứng cận lâm sàng của sỏi thận
- Các triệu chứng của chụp X-quang:
Khi tiến hành chụp X-quang niệu quản không chuẩn bị bệnh nhân : thấy trong đường tiết niệu có sỏi calci oxalat phosphat, PAM là một loại sỏi cản quang còn trừ acid uric ra thì không cản quang.
Trên phim chụp X-quang có thể định hình được hình khối , số lượng và vị trí của sỏi tương đương trên đài bể thận của bệnh nhân.
Các siêu âm ghi hình ảnh đậm nét của sỏi và bóng cản âm nằm phía sau và hình thái các biến chứng của giãn đài bể thận các biến chứng ứ nước, ứ mủ trong bể thận.
Chụp NTM để đánh giá chức năng cũng như tìm các dị dạng trong đài bể thận của bệnh nhân (như thận không xoay đúng hướng, thận đôi, thận có hình móng ngựa, hội chứng bể thận niệu quản), hình thể cũng như vị trí sỏi tương ứng với đài bể thận.
Chụp nhấp nháy đồ (Scintigraphie) với các đồng vị phóng xạ I131 (Hyppurate marque I131), Technetium 99m khi cần thiết để đánh giá phần nhu mô thận còn chức năng.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng: đánh giá các hệ số thanh thải đường tiết niệu đối với ure trong máu và creatinin trong máu, thực hiện điện giải đồ cho bệnh nhân.
Các xét nghiệm vi sinh vật nhằm mục đích tìm kiếm các vi sinh vật hay các loại vi khuẩn này gây ra bội nhiễm cho đường tiết niệu của bệnh nhân.
Làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ calci và phosphat trong máu của bệnh nhân tìm ra các nguyên nhân gây nên những rối loạn về quá trình chuyển hóa calci trong cơ thể: có thể do các u hay là cường phó tuyến giáp trạng.
2.Các biến chứng của sỏi đài bể thận.
Trường hợp bệnh nhân bị sỏi đài bể thận không được theo dõi cũng như phát hiện sớm bệnh thì bệnh nhân có thể gặp các bội nhiệm về đường tiết niệu, hay các biến chứng dưới đây:
- Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận.
- ứ nước, ứ mủ trong đài bể thận nguyên nhân là do sỏi thoát nước tiểu ra ngoài, ngăn cản đường lưu thông của nước tiểu trong đường tiết niệu.
- Thận mủ hay áp xe thận: nếu như trường hợp bệnh nhân để lâu ngày không điều trị hoặc không biết có thể gây ra các ổ áp xe trong thận do bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Viêm quanh thận xơ hóa (hay còn được gọi là fibrose – xanthigranulomatose).
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Sỏi đài bể thận (tiếp theo)
Xem thêm bài viết: Sỏi tiết niệu
Không có phản hồi