Tìm hiểu về vi khuẩn Helicobacter pylori
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Các loại kháng nguyên của vi khuẩn .
Helicobacter pylori có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên O (hay còn gọi là kháng nguyên thân) và kháng nguyên H (hay còn gọi là kháng nguyên lông),
- Kháng nguyên thân của vi khuẩn Helicobacter pylori có bản chất là một lipopolysaccharid, có khả năng chịu nhiệt tốt. Kháng nguyên O (hay là kháng nguyên thân của vi khuẩn) này của vi khuẩn có tính độc đối với những tê bào túc chủ mà Helicobacter pylori kí sinh trên đó.
- Kháng nguyên lông của vi khuẩn Helicobacter pylori là một protein, không có khả năng chịu nhiệt.
Ngoài hai lại kháng nguyên thân và kháng nguyên lông thì vi khuẩn Helicobacter pylori còn có một số kháng nguyên đóng vai trò quan trọng liên quan đến khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Ví dụ như kháng nguyên adhesin giúp cho vi khuẩn bám được trên các tế bào niêm mạc, hay là kháng nguyên cytotoxin gây độc cho các tế bào túc chủ.
2.Các độc tố do vi khuẩn Helicobacter pylori sản xuất ra.
Các yếu tố độc lực của vi khuẩn Helicobacter pylori hiện nay vẫn còn chưa được biết đến hết. Trên bộ gen của Helicobacter pylori biết đến hiện nay thì đặc biệt là có hai gene là gen vac A và gen cag A.
- Gen vac A: là gen có tác dụng mã hóa cho yếu tố vac A (là viết tắt của vacuolatin cytotoxin A), độc tố này của vi khuẩn có tác dụng kích thích dạ dày làm tăng bài tiết ra dịch vị dẫn đến hậu quả là xuất hiện các khoang acid trong tế bào của niêm mạc dạ dày.
- Gen cag A: là gen có tác dụng mã hóa cho yếu tố cag A (là viết tắt của Cytotoxin associated gen A). Chất này có bản chất hóa học là một protein gây độc cho các tế bào túc chủ, dẫn đến tình trạng loét dạ dày – tá tràng.
3.Khả năng đề kháng của vi khuẩn.
Helicobacter pylori không phải là một vi khuẩn ưa acid nhưng có khả năng sống lâu ở môi trường có nồng độ acid cao như dạ dày. Khả năng đề kháng với độ acid này có liên quan đến enzym urease của vi khuẩn, enzym urease phân giải ure trong dạ dày tạo thành amoniac bao bọc xung quanh vi khuẩn giúp cho chúng có thể chịu đựng được môi trường có độ acid cao như dạ dày. Khi ra khỏi cơ thể thì vi khuẩn Helicobacter pylori chỉ tồn tại ở trong điều kiện ngoại cảnh khoảng từ 1-2 ngày và dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Tìm hiểu về vi khuẩn Helicobacter pylori
Không có phản hồi