Tìm hiểu phẩy khuẩn tả
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Đại cương về vi khuẩn
Phẩy khuẩn tả hay còn gọi với tên la tinh là Vibro cholerae, là một vi khuẩn thuộc chi Vibro, họ Vibronaceae. Vi khuẩn tả thì được Robert Koch phân lập được lần đầu tiên vào năm 1883. đây là tác nhân gây ra nhiều vụ dịch tả lớn nhỏ trên thế giới. Hiện nay trên thế giới vẫn còn xảy ra các vụ dịch ở các nước, các vùng có ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
*Đặc điểm sinh học về hình thể tính chất bắt màu
Đây là một vi khuẩn có hình cong như dấu phẩy, bắt màu đỏ khi sử dụng phương pháp nhuộm Gram (bắt màu Gram âm), không có khả năng sinh nha bào, vi khuẩn có lông và có khả năng di chuyển và di động nhanh.
*Đề kháng của vi khuẩn:
Vi khuẩn tả có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt với nhiệt độ cao, vi khuẩn chết ở trong 800C chỉ trong vòng 5 phút và dễ bị tiêu diệt với các hóa chất. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì vi khuẩn tả sống được trong phân trong khoảng vài giờ và một số ngày trong nước.
*Điều kiện nuôi cấy vi khuẩn:
Vi khuẩn tả là một vi khuẩn sống được trong các môi trường hiếu khí (môi trường giàu khí oxi), nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn là 370C. Đây là một vi khuẩn dễ nuôi cấy, phát triển tốt trong môi trường có độ kiềm tính cao, khoảng PH là 8.5-9.5 (đây là lí do vì sao vi khuẩn tả bị dịch vị dạ dày tiêu diệt gần hết nhưng có thể gây ra dịch khi nó xuống tới ruột non hay ruột già thường thì là gây bệnh bắt đầu tại ruột non), và môi trường nuôi cấy thì có nồng độ muối cao (nồng độ NaCl là 3%).
Trong môi trường pepton kiềm vi khuẩn mọc nhanh sau 4-6 giờ, tạo váng ở trên bề mặt.
Trong môi trường nuôi cấy thach mềm: thì vi khuẩn sau 18 giờ, vi khuẩn tạo ra khuẩn lạc dạng S tròn, lồi, nhẵn, bóng và trong suốt như giọt nước.
Trên môi trường nuôi cấy TCBS (được viết tắt của Thiosunfate Citrate Bile Salt) tạo ra khuẩn ạc màu vàng trên nền xanh đĩa thạch của môi trường nuôi cấy (sở dĩ như vậy là do vi khuẩn lên mem đường saccarose làm đổi màu môi trường nuôi cấy).
*Các độc tố của vi khuẩn:
Ngoại độc tố: là độc tố ruột LT (Labile Enterotoxin) có bản chất là một protein gòm có 2 phần là phần A (nghĩa là active) và phần B (là phần binding), gồm có 5 đơn vị gắn với thụ thể GN1 (gangliosit) trên màng tế bào của niêm mạc ruột. LT là độc tố quan trọng nhất của vi khuẩn tả.
Enzyme: các vi khuẩn có các enzyme như lipase, protease có tác dụng phá hủy niêm dịch ruột non tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn niêm mạc bám chắc vào niêm mạc của ruột non.
copy ghi nguồn: https://health-guru.org/
link bài viết:Tìm hiểu phẩy khuẩn tả
Xem thêm bài viết: Khả năng gây bệnh của tụ cầu vàng
Không có phản hồi