Chẩn đoán và diễn biến bệnh động kinh
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Chẩn đoán xác định
– Dựa vào lâm sàng và điện não.
2. Chẩn đoán phân biệt
a. Cơn hysterie
– Thường xảy ra trước đông người, cơn kéo dài, hai mí mắt nhắm nhưng nhấp nháy, không hôn mê, sắc mặt không thay đổi, không cắn phải lưỡi, không tiểu dầm, cơn giật hỗn độn không thành nhịp. Khám thần kinh bình thường. Một kích thích đột ngột mạnh làm hết cơn.
– Sau cơn nhớ những gì đã xảy ra. Ðiện não bình thường. Có thể có hysterie – động kinh.
b. Hạ glucose máu
– Ðói bụng, cồn cào, toát mồ hội, co giật, hôn mê. Glucose máu hạ, tỉnh nhanh khi tiêm glucose ưu trương tĩnh mạch.
c. Thiếu năng tuần hoàn não
– Tai biến mạch máu não tạm thời, đột ngột, nói khó, rối loạn cảm giác, yếu nửa người, cơn kéo dài hơn động kinh, bệnh nhân thường tỉnh táo.
d. Cơn ngất
– Trước cơn thường có chóng mặt, hạ huyết áp.
e. Sốt cao co giật ở trẻ em
– Đó là cơn co giật không phải bệnh động kinh, nhưng lặp lại là cơ thể bị động kinh về sau.
3. Diễn biến
– Thay đổi tùy theo thể, nguyên nhân, tổn thương não bộ hay ảnh hưởng đến não bộ. Ðộng kinh ở trẻ 8-10 tuổi diễn biến tốt hơn ở người lớn vì ở người lớn thường có tổn thương thực thể ở não nên rối loạn tâm thần sớm hơn. Có 5 loại diễn biến sau:
+ Tăng tính chất và cường độ cơn, vì vậy phải đếm số cơn.
+ Cơn từ ban ngày chuyển sang ban đêm thì nguy hiểm và nặng, vì khi lên cơn không ai biết.
+ Chuyển thể lâm sàng: Lúc đầu cơn nhỏ khi trưởng thành lại cơn lớn, cục bộ thành toàn bộ hóa là nặng hơn. Hoặc tăng nhịp điệu của cơn thành hai thể động kinh liên tục hoặc trạng thái động kinh, dẫn đến mê, phù não, rối loạn thần kinh thực vật.
+ Xuất hiện triệu chứng khu trú ngay sau cơn: thấy dấu khu trú điều này quan trọng để phát hiện động kinh cục bộ toàn bộ hóa. Nên ngay sau cơn phải khám thần kinh kỹ để phát hiện được tổn thương khu trú. Có những thay đổi về tâm thần, sa sút trí tuệ.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Chẩn đoán và diễn biến bệnh động kinh
Không có phản hồi