Kháng sinh Macrolid
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Cơ chế tác dụng
- Ức chế tổng hợp protein,chuỗi peptid của tế bào vi khuẩn
Gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosome, ngăn cản sự chuyển vị peptidyl- ARNt từ vị trí tiếp nhận sang vị trí cho nên các aminoacyl-ARNt mới không thể vào vị trí tiếp nhận, làm cho các acid amin không thể gắn vào chuỗi peptid đang thành lập
- Vì vậy, macrolid là kháng sinh kìm khuẩn. Tuy nhiên ở nồng độ cao và mật độ của vi khuẩn thấp hoặc trong chu kỳ phát triển nhanh của vi khuẩn, macrolid có thể có tác dụng diệt khuẩn.
- Macrolid là kháng sinh phụ thuộc thời gian có PAE trung bình( erythromycin) hoặc dài( azithromycin)
-
Phổ tác dụng
- Có phổ tác dụng trung bình
- Chủ yếu tác động lên vi khuẩn gram (+) như S.aureus; S.pneumoniae,..
- Chỉ có tác dụng lên một số ít vi khuẩn gram (-) tương tự như Penicillin: N.gorohoeae
- Đặc biệt có tác dụng tốt trên vi khuẩn nội bào: Mycoplasma; Clamydia, Legionella.;
- Ngoài ra còn có tác dụng lên xoắn khuẩn, vi khuẩn cơ hội
-
Cơ chế đề kháng tự nhiên của vi khuẩn
Kháng thuốc tự nhiên:
- đa số vi khuẩn gram (-) không nhạy cảm với kháng sinh macrolid, do kháng sinh khó thâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn
Kháng thuốc thu được:
+ Vi khuẩn thay đổi cấu trúc thụ thể trên tiểu đơn vị 50S ribosome do đó thuốc không gắn được vào đích tác dụng, nên không còn tác dụng trên vi khuẩn này. Cơ chế thay đổi cấu trúc của vi khuẩn đó là: vi khuẩn sinh enzym có tác dụng biến đổi cấu trúc ribosome qua cơ chế methyl hóa gốc adenine trên tiểu đơn vị 50S nên ngăn chặn việc gắn thuốc vào tiểu đơn vị đó.
+ Tạo bơm tống thuốc: đây là cơ chế nguy hiểm nhất, đẩy macrolid khỏi tế bào
-
Mối liên quan giữa đặc tính dược động học và dược lực học
- Macrolid là kháng sinh phụ thuộc thời gian và có tác dụng hậu kháng sinh trung bình hoặc kéo dài
+ Với Erythromycin và Clarithromycin
Kháng sinh phụ thuộc thời gian có PAE trung bình, chỉ số đánh giá hiệu quả là thời gian duy trì nồng độ thuốc trên MIC. Ở đây, mục tiêu điều trị phải đạt T/MIC 40% so với khoảng đưa liều. Biện pháp là kéo dài thời gian truyền thuốc, rút ngắn khoảng cách đưa liều (một ngày dùng nhiều lần) hoặc thiết kế công thức thuốc giải phóng kéo dài
+ Với Azithromycin là kháng sinh phụ thuộc thời gian có PAE kéo dài, nhờ có tác dụng kéo dài( tác dụng dưới MIC) nên tỷ số AUC/MIC được xem là chỉ số dược dùng nhiều và có ý nghĩa trong điều trị, có liên quan đến hiệu quả điều trị. Tỷ số này cần đạt trên 25
-
Tác dụng không mong muốn
- Là nhóm kháng sinh ít độc, ít tác dụng không mong muốn nên thường được sử dụng cho đối tượng là bệnh nhân nhi khoa
- Các triệu chứng thường gặp: rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đầy bụng, ỉa chảy, đặc biệt liều cao gây kích ứng tại chỗ, có thể tránh được khi truyền chậm
- Hội chứng nhược cơ, ban đỏ đa dạng, hội chứng hoại tử bì do nhiễm độc
- điếc có phục hồi sau liều cao
- viêm gan, vàng da, ứ mật
- tác động trên tim: đau ngực, loạn nhịp
- hiếm gặp: ù tai, hoại tử gan, rối loạn vị giác.,..
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Kháng sinh Macrolid
Không có phản hồi