Tìm hiểu về trực khuẩn lao
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
https://health-guru.org/?p=2033&preview=true
Trực khuẩn lao được Robert Koch mô tả năm 1982. Trực khuẩn lao là một vi khuẩn mảnh, không có lông và không sinh nha bào.
Tính chất nuôi cấy:
Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 37 độ C. Dưới 30 độ và trên 40 độ vi khuẩn không phát triển, pH tối ưu là 6,7. Không phát triển trên môi trường nuôi cấy thông thường, phải nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy đặc biệt, chúng phát triển rất chậm thường 8-10 tuần.
+Trên môi trường Loeweinstein-Jensen(gồm bột khoai tây, glycerin,huyền dịch trứng và asparagin), trực khuẩn lao phát triển tạo khuẩn lạc xù xì, bờ không đều (khuẩn lạc dạng R), màu vàng giống như nụ súp lơ.
+ Trên môi trường lỏng Sauton: Là môi trường tổng hợp, thành phần chủ yếu là muối khoáng, asparagin và glycerin), vi khuẩn lao phát triển tạo thành váng dày, nhăn nheo trên bề mặt môi trường, đáy có lắng cặn.
Tính chất hóa sinh:
Trực khuẩn lao có acid nicotin, khử nitrat thành nitrit, catalase dương tính, oxidase dương tính, urease dương tính, nicotinamidase dương tính.
Đề kháng:
Trực khuẩn lao có sức đề kháng với các yếu tố lý hóa tương đối cao so với các vi khuẩn không sinh nha bào khác. Trong đờm ẩm, trực khuẩn lao có thể sống được một tháng, ở quần áo để trong bóng tối sống được hàng tháng. Khi ho các hạt nhỏ chứa vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí, có thể gây nhiễm cho người khác khoảng 8-10 ngày. Chính vì vậy bệnh lao rất dễ lây truyền từ người bệnh qua người lành qua đường hô hấp. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao và tia tử ngoại trực khuẩn lao bị tiêu diệt dễ dàng. Ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ tiêu diệt được vi khuẩn lao sau 50 phút.
Độc lực:
Vách của trực khuẩn lao đóng vai trò rất quan trọng trong việc đề kháng của với các yếu tố lý hóa và khả năng gây bệnh của nó.
Vách của vi khuẩn lao có cấu tạo phức tạp, bao gồm nhiều lớp. Lớp trong cùng là phospholipid rồi đến lớp peptidoglycan liên kết với đường arabinogalactose và acid mycolic tạo nên bộ khung vững chắc cho trực khuẩn lao. Lớp ngoài cùng này tạo nên độc lực của trực khuẩn lao, trong đó lớp chất sáp và yếu tố sợi đóng vai trò quan trọng. Khi làm mất yếu tố sợi thì vi khuẩn lao giảm độc lực.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Tìm hiểu về trực khuẩn lao
Không có phản hồi