Những triệu chứng của bệnh Parkinson
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
* Run tĩnh trạng:
– Run lúc nghỉ ngơi, mất khi làm động tác hữu ý và khi ngủ.
– Run chủ yếu ở ngọn chi, chi trên là chủ yếu tạo nên dấu hiệu bóp vụn hoặc như đếm tiền. Ít thấy run ở đầu nhưng đôi khi thấy run ở môi, cằm và lưỡi. Run với tần số 4- 6 chu kỳ giây biên độ nhỏ.
– Run tăng lên khi xúc cảm, mệt mỏi hoặc tập trung cao độ hay gắng sức tay bên đối diện.
* Vô động (akinésie) hay giảm động (hypokinésie):
+ Ở mặt: rất ít chớp mắt, vẻ mặt ít linh họat, đờ đẫn, lạnh nhạt và mất nét. Ðầu ít cử động chỉ có nhãn cầu khi có kích thích.
+ Tay: giảm hoặc không vung vẫy khi đi, hai tay dán sát vào thân.
* Tăng trương lực cơ:
– Dấu hiệu bánh xe răng cưa. Giữ tư thế mới lâu (kiểu uốn sáp, uốn ống chì).
– Tăng trương lực tất cả các cơ nhưng ưu thế cơ gấp nên tạo tư thế hơi gấp (đầu cúi ra trước, lưng cong, gối và khuỷu gấp).
– Trương lực cơ tăng hơn khi làm động tác hữu ý như nắm chặt các ngón tay bên đối diện- nắm đấm (dấu Froment).
* Sự phối hợp 3 dấu hiệu trên dẫn đến một số rối lọan sau:
– Rối lọan đi: khởi động chậm, khó khăn, đi bước nhỏ thân cúi ra trước, khó vượt qua bậc cửa và rất dễ ngã.
– Rối loạn lời nói và viết: khó nói, thường bị lắp các từ cuối. Chữ viết không đều, nhỏ, viết chậm.
– Ngoài các dấu hiệu trên ở bệnh Parkinson còn có thể gặp các dấu hiệu sau:
+ Rối lọan thực vật:
+ Ra nhiều mồ hôi, tăng tiết tuyến bã thường sớm và gây khó chịu cho bệnh nhân.
+ Tiết nhiều nước bọt.
+ Hạ huyết áp tư thế đứng.
– Rối loạn khác:
+ Rối lọan cảm giác chủ quan như kiến bò, chuột rút, bất an (akathisie)
+ Rối lọan tâm thần: ý tưởng chậm chạp, trầm cảm, quên sự kiện mới, ảo tưởng thị giác.
* Thể lâm sàng:
– Theo triệu chứng. Nếu ưu thế run gọi là thể run, thể này ít đáp ứng với điều trị nhưng tiên lượng nhẹ hơn vì tiến triển chậm, còn thể vô động – tăng trương lực nhạy cảm với điều trị tiên lượng lại nặng hơn thể run.
– Theo vị trí: một bên hay hai bên.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Những triệu chứng của bệnh Parkinson
Không có phản hồi