Khả năng gây bệnh của bạch hầu
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Dịch tễ học.
Trước đây thì bệnh bạch hầu có thể gây ra thành dịch lưu hành địa phương. Ngày nay nhờ có vaccine giải độc tố bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên ít gặp bệnh bạch hầu trên lâm sàng.
- Nguồn gây bệnh: là những người bệnh hay những người lành mang vi khuẩn.
- Đường truyền vi khuẩn là : vi khuẩn này được lây truyền qua đường hô hấp, và cũng có thể lây truyền gián tiếp qua các đồ chơi của trẻ em.
- Khối cảm thụ của bệnh: đối tượng mà dễ bị mắc bệnh bạch hầu nhất là những trẻ em từ 1 đến 9 tuổi, vì đối tượng này chưa có các ý thức về vệ sinh, thường dễ lây truyền khi trẻ đến nhà trẻ, chơi với bạn bè nên dễ lưu truyền thành dịch.
2.Cơ chế gây bệnh của trực khuẩn bạch hầu.
Trực khuẩn bạch hầu này xâm nhập vào cơ thể của người thông qua đường hô hấp, chúng cư trú ở đường hô hấp trên, tại đây thì chúng sinh sản, phát triển và tiết ra ngoại độc tố bạch hầu.
Tại nơi xâm nhập vào cơ thể (vùng hầu họng của người) các chất ngoại độc tố bạch hầu này làm phá hủy niêm mạc vùng hầu họng, tạo ra một màng giả, màng này có thể được lan rộng ra và gây nên tình trạng bít đường hô hấp hoặc là tắc đường hô hấp làm cho bệnh nhân khó thở hay không thở được. tính chất của màng giả này là chúng có màu trắng xám, rất dai, và khó bóc tách, nhưng khi bóc ra lại có thể gây ra chảy máu cho người bệnh. trong màng giả này bao gồm các thành phần là các tế bào niêm mạc bị tổn thương đây là những tế bào mà ngoại độc tố bạch hầu đã phá hủy, các tế bào bạch cầu, các vi khuẩn bạch hầu, cũng có thể là các vi khuẩn cư trú tại đường hô hấp trên, các dịch thanh tơ huyết.
Khi ngoại độc tố bạch hầu này đi vào máu người bệnh, chúng sẽ theo máu đến tác động đến các cơ quan trong cơ thể hay cũng có thể tác động toàn thân, đặc biệt là các cơ tim, gây nên viêm cơ tim cho bệnh nhân; tác động đến các dây thần kinh ngoại biên gây ra trường hợp viêm dây thần kinh ngoại biên, hay chúng có là một trong những tác nhân gây ra liệt (như bị liệt màn hầu, hay bệnh nhân có thể bị liệt các chi,…); khi ngoại độc tố tác động vào thận của bệnh nhân gây ra trường hợp bị protein niệu (có thành phần của protein trong nước tiểu cao hơn mức bình thường), hay có thể gây ra hiện tượng hồng cầu trong nước tiểu,…
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Khả năng gây bệnh của bạch hầu
Không có phản hồi