Hậu quả của tắc ruột
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các rối loạn toàn thân và tại chỗ do tắc ruột gây nên rất khác nhau, phụ thuộc vào:
- Cơ chế gây tắc: tắc ruột do ít tắc hay tắc ruột do thắt nghẹn.
- Vị trí gây tắc: tắc ở ruột non hay ở đạo tràng.
- Tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Tắc ruột có học hay tắc ruột cơ năng.
Tắc ruột do bít tắc
- Trong tắc ruột non, ảnh hưởng lên đoạn ruột lên chỗ tắc xảy ra một cách nhanh chóng và nặng nề. lúc đầu là do cơ chế thần kinh, các sóng nhu động ruột tăng rất mạnh ở đoạn ruột trên chỗ tắc nhằm thắng sự cản trở, các sóng nhu động đó gây ra các cơn đau và dấu hiệu rắn bò trên thành bụng. Về sau các sóng nhu động giảm dần và mất đi khi thành ruột bị tổn thương.
Ruột trên chỗ tắc chướng giãn dần lên do chứa hơi và dịch. Trên 70% hơi trong ống tiêu hóa là do nuốt vào, phần còn lại là do viêm khuẩn phân hủy thức ăn, lên men và sinh hơi. Dịch là do bài tiết của đường tiêu hóa, ruột bài tiết trung bình 6 lít / 24 giờ. Sự tăng áp lực trong lòng ruột gây ứ trệ tĩnh mạch, giảm tưới máu mao mạch ở thành ruột làm cho niêm mạc ruột bị tổn thương , phù nề, xung huyết, dẫn tới giảm dần hoặc mất hẳn quá trình hấp thu dịch tiêu hóa, gây ra ứ đọng dịch trong lòng ruột.
Nôn, và phản xạ trào dịch lên cao trên chỗ tắc có thể giảm bớt phần nào sự tăng áp lực trong lòng ruột, nhưng nôn nhiều đặc biệt là trong tắc ruột cao đã làm nặng thêm tình trạng mất nước, rối loạn các chất điện giải và thăng bằng kiềm toan.
Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học cho thấy có hiện tượng giảm khối lượng tuần hoàn, máu cô đặc với hematocrid máu tăng cao.
Rối loạn điện giải: Na+ máu giảm do dịch bị ứ đọng trong ruột chứa nhiều Na+,K+, Cl– máu thường giảm do trong dịch nôn chứa nhiều các chất này. Nồng độ kali trong máu tăng khi bệnh ở giai đoạn muộn khi các tế bào của thành ruột đã bị hoại tử, giải phóng kali. Ure creatinin thường không cao do có hiện tượng suy thận cơ năng và nhanh chóng hồi phục nếu như được hồi sức tốt.
Rối loạn thăng bằng kiềm toan: thường có hiện tượng kiềm chuyển hóa do nôn dịch dạ dày chứa nhiều HCl và di chuyển gốc CHO3– từ trong các tế bào ra ngoài tế bào, ít khi có toan chuyển hóa với kali máu tăng cao làm giảm thông khí, làm ảnh hưởng tới cơ chế bù.
Ở dưới chỗ tắc, trong những giờ đầu, nhu động ruột đẩy phân và hơi dưới làm ruột xẹp xuống và không có hơi.
- Tắc ở đại tràng, các hậu quả tại chỗ và toàn thân cũng xảy ra như trong ruột non nhưng chậm và muộn hơn. Hiện tượng tăng sóng nhu động trên chỗ tắc ít gặp, ruột giãn to , chứa nhiều khí hơn dịch do có hiện tượng lên men của vi khuẩn ở đại tràng. Nếu van Bauhin mở ra khi áp lực trong đại tràng cao do dịch ứ đọng và hơi trên chỗ tắc, dịch trào lên ruột non và hậu quả xảy ra cũng như trong tắc ruột non. Nếu van này tư chủ, đóng kín, phân và hơi của đại tràng không tràn lên ruột non được, đại tràng giãn rất to, áp lực trong đại tràng rất lớn và có nguy cơ vỡ đại tràng do căng giãn. Áp lực cao nhất là ở manh tràng vì tại đây có kích thước lớn nhất (định luật Laplace). Do vậy, trong tắc đại tràng, vị trí bị thủng vỡ nhiều nhất là ở manh tràng.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Hậu quả của tắc ruột
Không có phản hồi