Cảm ứng và ức chế enzym
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Tin Tức Sức Khỏe
-
Cảm ứng enzym
- Cảm ứng enzym là hiên tượng tăng cường mức độ enzym chuyển hóa thuốc dưới ảnh hưởng của một chất nào đó. Chất gây tăng cường mức độ enzym được gọi là chất gây cảm ứng. Các chất khác nhau có thể gây cảm ứng đối với những hệ enzym khác nhau. Trong đó nhóm gây cảm ứng kiểu phenobarital có vai trò quan trọng trong chuyển hóa thuốc. Các chất trong nhóm này có tác dụng tăng sinh lưới nội mô gan dẫn đến tăng cường tổng hợp một số enzym chuyển hóa thuốc ở gan như -cyp P450, glucoronyl transferase, glutathion- S- transferase, epoxid hydrolase…
- Vì cảm ứng enzym liên quan đến tổng hợp protein mới nên ảnh hưởng tối đa của nó thể hiện sau 2-3 ngày, kể từ khi dùng chất cảm ứng và tiếp tục kéo dài một vài tuần kể từ khi ngừng cho chất cảm ứng enzym
- Kết quả của cảm ứng enzym là tăng cường sinh tổng hợp enzym gan nên làm tăng chuyển hóa, rút ngắn thời gian bán thải, thời gian tiềm tàng của thuốc do đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Phần lớn các trường hợp sau khi chuyển hóa thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng nên trong trường hợp này cảm ứng enzym làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc
- Đối với một số thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có tác dụng hoặc tăng tác dụng thì cảm ứng enzym làm tăng tác dụng hoặc tăng độc tính của thuốc.
- Một số thuốc sau khi dùng nhắc lại một số lần sẽ gây cảm ứng enzym chuyển hóa chính nó. Đó là hiện tượng quen thuốc do cảm ứng enzym như phenytoin, meprobamat,..
- Các chất gây cảm ứng enzym thường gặp đó là : griseofulvin, Rifampicin, phenobarbital, phenytoin,..
- hiện nay người ta tìm thấy khoảng trên 200 chất gây cảm ứng enzym trong đó phenobarbital là chất gây cảm ứng enzym rất mạnh, ảnh hưởng đến chuyển hóa của nhiều thuốc
- ví dụ: Phenobarbital làm tăng chuyển hóa của một số thuốc như: warfarin, griseofulvin, rifampicin, clorpromazin,..
-
Ức chế enzym
- Bên cạnh những chất gây cảm ứng enzym còn có chất gây ức chế enzym, làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc dẫn đến tăng tác dụng, tăng độc tính của thuốc. Ức chế enzym chủ yếu là giảm quá trình tổng hợp enzym ở gan hoặc tăng phân hủy enzym gan, do tranh chấp vị trí liên kết của enzym làm mất hoạt tính của enzym
- Một số thuốc làm ức chế enzym: metronidazol, cimetidin, disufiram, cloramphenicol, isoniazid.
- biết được hiện tượng ức chế hoặc cảm ứng enzym để có cách sử dụng thuốc và xử lý kịp thời các trường hợp tương tác thuốc, khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc với nhau sao cho hợp lý, có hiệu quả
- hiện tượng ức chế enzym chú ý với những thuốc có khoảng điều trị hẹp,cần cân nhắc sử dụng và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng thuốc đó.
Không có phản hồi