Các mẫu được lấy trong phân tích chất độc
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các chất độc có mức độ phân bố, chuyển hóa và thải trừ khác nhau trong cơ thể nên việc lấy mẫu phải phù hợp với việc phân bố, thải trừ, chuyển hóa của chất độc đó. Các mẫu thường dùng để phân tích thường phải dễ lấy, dễ phân tich, dễ tiến hành làm các phản ứng kiểm tra kiểm nghiệm. Mẫu thường để lấy đi phân tích đó là:
-
Nước tiểu
- Mẫu nước tiểu rất cần thiết cho phân tích chất độc.
- Mẫu nước tiểu có thể lấy một thể tích đủ lớn và nồng độ chất độc trong mẫu thường cũng cao hơn trong máu. Thường lấy mẫu nước tiểu trong trường hợp chất độc thải trừ chủ yếu qua thận.
- Sự có mặt của các chất khác có trong nước tiểu, các chất chuyển hóa của chất độc gây cản trở cho việc xác định hàm lượng của chất độc, nhưng một số lại cung cấp thêm thông tin xác định loại chất độc được chính xác hơn (đối với chất chuyển hóa chất độc có trong nước tiểu_
- Mẫu nước tiểu lấy càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi sử dụng thuốc để xử trí và điều trị ngộ độc. Thể tích mẫu lấy khoảng 50ml đối với người lớn và không thêm chất bảo quản
-
Dịch dạ dày
- Mẫu dịch dạ dày có thể lấy từ dịch nôn của nạn nhân, hay từ dịch hút rửa dạ dày
- Mẫu dịch dạ dày chứa nhiều thức ăn, phân bố chất độc thường không đồng đều nên phải tiến hành lọc, li tâm
- Mẫu nên lấy sớm để có lượng chất độc lớn và không có chất chuyển hóa. Khi lấy từ dịch rửa dạ dày nên lấy ngay từ phần đầu vì phần sau dịch càng loãng. Thể tích mẫu lấy khoảng 200ml và không thêm chất bảo quản
-
Máu
- Mẫu máu, huyết tương cũng thường được dùng để phân tích chất độc. Ở người lớn, mẫu máu thường lấy khoảng 10ml máu và đựng trong ống có heparin sẵn để chống đông. Khi lấy mẫu, trong trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc khí CO thì tránh để khoảng không khí phía trên mẫu máu, và sử dụng mẫu máu để phân tích lấy cả huyết tương và huyết cầu để phân tích
-
Phủ tạng:
- Lấy trong trường hợp các mẫu thông thường khác không đáp ứng với các thiết bị hoặc nồng độ chất độc quá loãng khó phân tích.
- Cách lấy: sinh thiết một phần nhỏ rồi cho vào ống nghiệm tiến hành phân tích và không cho chất bảo quản
- Xử lý: trước khi xử lý có thể tiến hành xay với dung môi, lấy phần dung môi đã hòa tan chất độc ra. Có thể tiến hành lọc, li tâm
-
Các mẫu khác: tóc, móng, xương,..
Lấy càng nhiều mẫu thì kết quả phân tích chất độc càng chính xác. Tùy vào từng điều kiện thực tế mà tiến hành lấy các mẫu, và tiến hành kiểm định trong khoảng thời gian khác nhau. Trong trường hợp nguy cấp, có thể chỉ cần lấy mẫu đơn giản để xét nghiệm nhanh chóng, đơn giản nhất để có thể phát hiện ngay và xử lý kịp thời. Còn trong pháp y hay các trường hợp khác, có thời gian phân tích lâu hơn, cần kết quả chính xác hơn thì ta cần tiến hành lấy nhiều mẫu khác nhau tùy vào sự phân bố chuyển hóa của chất độc nghi ngờ.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Các mẫu được lấy trong phân tích chất độc
Không có phản hồi