BỆNH TÂM PHẾ MẠN
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Định nghĩa.
Tâm phế mạn có định nghĩa giải phẫu đó là trường hợp phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi, gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như: bệnh phế quản, bệnh
phổi , mạch máu, mạch máu và xương lồng ngực. Loại trừ tất cả các trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do bệnh tim trái(bệnh hẹp van hai lá), bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp động mạch phổi tiên phát. Áp lực động mạch phổi trung bình ở lúc nằm nghỉ của người dưới 50 tuổi dưới 15mmHg, tăng thêm 0,1 mmHg mỗi năm. Gọi là tăng áp lực động mạch phổi khi áp lực động mạch phổi lúc nằm nghỉ là trên 20 mmHg, và trên 30mmHg lúc hoạt động gắng sức ở người 50 tuổi.
2.Giải phẫu bệnh học.
Tổn thương giải phẫu bệnh học tùy theo nguyên nhan gây bệnh có những tổn thương khác nhau. Mổ tử thi thấy:
Thất phải bị phì đại rõ rệt, thất phải dày từ 10-15mm, giãn tuong đối buồng thất phải, giãn vong van ba lá, giãn phần thân động mạch phổi có kèm theo xơ vữa động mạch.
Trong bệnh tắc mạch phổi tái phát thấy: lớp giữa của mạch mau phì đại, cục máu đông tổ chức hóa làm hẹp lòng mạch hoặc tắc lòng mạch hoàn toàn.
Trong bệnh giãn phế nang: mạch máu thì thưa thớt hơn và lớp giữa của mạch máu dày hơn.
Trong bệnh lí xơ quanh mạch máu thấy tổ chức xơ hóa quanh mạch máu làm hẹp lòng mạch.
3.Tiến triển và tiên lượng của bệnh.
Bệnh phổi mạn tính thường tiến triển từ từ, dần dần gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của phổi dẫn đến suy phổi từng phần, rồi sau đó dẫn đến bị suy phổi toàn bộ và cuối cùng là suy tim phải rồi dẫn đến suy tim toàn bộ.
Tiến triển của bệnh phụ thuộc vào việc có được phát triển sớm hay không, được điều trị và theo dõi thường xuyên hay không. Trong nhóm bệnh phổi thì trong bệnh phổi tắc nghẽn thì tâm phế mạn do bệnh phổi tắc nghẽn là tiến triển nhanh hơn , sau mỗi đợt bội nhiễm thì bệnh lại nặng thêm,có trường hợp chỉ cần sau 3 năm bệnh đã có dấu hiệu suy tim phải. Còn trong bệnh hen tiến triển chậm nhất là bệnh hen dị ứng có thể sau 20 năm mới có dấu hiệu suy tim phải, thể hen nhiễm khuẩn có khi từ 5-10 năm đã có dấu hiệu suy tim.
Trong nhóm bệnh phổi hạn chế đặc biệt là trường hợp có những cấu trúc có liên quan đến cấu trúc cơ học như bị gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực nếu như không xảy ra trường hợp bội nhiễm thì có thể sống lâu mà không xảy ra dấu hiệu của bệnh tâm phế mạn, còn bệnh tắc mạch phổi tiên lượng xấu hơn.
Nhìn chung những bệnh phổi mạn tính gây ra suy tim phải tiến triển nhanh nếu những đợt kịch phát xảy ra nhiều. Nếu bệnh nhân được theo dõi và điều trị tốt thì có thể ổn định được từ 5-10-20 năm.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:BỆNH TÂM PHẾ MẠN
Không có phản hồi