Bệnh lỵ amip
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Định nghiã
- Bệnh lỵ amip là bệnh do nhiễm kí sinh trùng đường tiêu hóa là Entamoeba histolyca ây ra, ít khi gây ra thành dịch, có thể ở cấp tính hoặc mạn tính, tổn thương đặc trưng là loét niêm mạc đại tràng.
- Về đặc điểm của kí sinh trùng: là amip đơn bào, gồm hai thời kì: thời kì hoạt động (thể hoạt động), thời kì không hoạt động( thể kén)
- Trong đó, thể hoạt động gồm thể magna, thể minuta; thể không hoạt động: thể kén hay còn gọi là thể bào nang
- Về đặc điểm hình thái của từng thể, có thể xem chi tiết tại đây:
-
Nguồn bệnh và nguồn lây
Nguồn bệnh:
+ Người bệnh: cấp tính, mạn tính
+ Người bệnh mang kén không triệu chứng
Đường lây:
+ Trực tiếp: phân –miệng
+ Gián tiếp: nước/ thức ăn nhiễm kén
-
Cơ chế bệnh sinh
- Thể minuta sống trong lòng ruột và không gây nên bất cứ tổn thương nào đối với cơ thể vật chủ. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chấn thương, thành ruột bị tổn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc,.. thì nó chuyển thành thể magna, thể này đối với hệ thống men tripsin, pepsin, hyanuronidase
sẽ tạo ra một vết loét hình dấu ấn móng tay rồi từ đó ăn sâu xuống phần lớp dưới niêm mạc, lan rộng tạo thành một ổ tổn thương lớn.
- Trong quá trình đó, amip có thể ăn mòn một tĩnh mạch hay hạch bạch huyết để theo tĩnh mạch chủ, tuần hoàn trở về tim, rồi từ đó được phân tán đến nhiều cơ quan bộ phân khác trong cơ thể như gan, não, phổi,..tạo nên các ổ áp xe tại đây, tạo các thể lâm sàng phong phú của bệnh amip.
- Tại đại tràng, amip thường gây ra cấc ổ tổn thương khu trú ở manh tràng và đại tràng xích ma. Tại gan, amip thường hay khu trú tại thùy phải, đầu tiên chúng gây nên hiện tượng viêm nhu mô gan lan tỏa, sau đó sẽ gây nên các ổ hoại tử nhỏ và cuối cùng là tạo thành các áp xe gan có mủ màu sô cô la, đó là do chảy máu kèm theo trong khi hình thành.
-
Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh
+ 1-14 tuần
+ không có triệu chứng lâm sàng nào
Thời kỳ khởi phát
+ Từ từ hoặc cấp tính
+ Bệnh nhân có cảm giác đau bụng mơ hồ, ăn không ngon, người mệt mỏi, có thể ỉa chảy nhẹ
+ Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát
Thời kỳ toàn phát
+ Biểu hiện bằng hội chứng ly cấp với 3 triệu chứng chính đó là: bệnh nhân đau quặn bụng: đau từng cơn, đau ở hố chậu phải hoặc đau ở cả hai bên hố chậu; mót rặn; đi ngoài nhiều lần 10-15 lần/ngày, phân thường có nhày lẫn máu, đi ngoài xong không đỡ đau. Bệnh nhân thường không sốt hoặc sốt nhẹ. Thăm khám thấy có phản ứng da bụng phần manh tràng hay trực tràng.
+ Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, và không để lại di chứng. Ngược lại nếu không chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ chuyển sang thể mạn, hoặc biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa do thủng ruột, lồng ruôt, hoặc bán lồng ruột do các dây chằng sẹo làm thắt hẹp trực tràng, u amip ở đại tràng,..
Thời kỳ hồi phục
+ Điều trị hệu qủa: khỏi sau 5-7 ngày
+ biểu hiện: hết đau bụng, đi ngoài bình thường
+ Điều trị không hiệu quả: bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc biến chứng
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Bệnh lỵ amip
Không có phản hồi