Cấu tạo và chức phận của mắt
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Mắt là cơ quan nhận cảm về ánh sáng giúp con người nhìn thấy thế giới bên ngoài.
Cấu tạo của mắt gồm 2 bộ phận chính: nhãn cầu và bộ phận phụ thuộc của mắt
-
Contents
Nhãn cầu
Nhãn cầu là một khối hình cầu có đường kính 23-24mm ( dưới 23mm là viễn thị, trên 24mm là cận thị) có 3 lớp màng bọc: màng ngoài cùng là màng xơ, giữa là màng nuôi ( màng bồ đào) trong cùng là võng mạc
Màng xơ: gồm 2 phần:
- Củng mạc: chiếm 4/5 về phía sau của màng xơ, củng mạc là một mô liên kết vững chắc có màu trắng đục, dai, hơi đàn hồi, không cho ánh sáng lọt qua.
- Giác mạc: chiếm 1/5 phía trước của màng xơ, giác mạc trong suốt mỏng, cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào dẹt cho ánh sáng lọt qua.
Màng nuôi ( màng bồ đào):
- Là mô liên kết lỏng lẻo chứa nhiều mạch máu và chất sắc tố đen tạo buồng tối trong nhãn cầu, còn gọi màng này là hắc mạc.
Ở phía trước màng này tạo thành thể mi và mống mắt.
- Mống mắt là một màng tròn như đồng xu, giữa có lỗ đồng tử (con ngươi) cho ánh sáng lọt qua.
- Mống mắt cấu tạo bởi hai loại cơ: cơ vòng làm co đồng tử, cơ nan hoa làm giãn đồng tử do thần kinh giao cảm điều khiển, chi phối.
- Mống mắt có thể màu đen, xanh hay nâu tùy từng giống người.
- Thể mi là một cái gờ hình nhẫn trong có các cơ thể mi.
Võng mạc
- là lớp trong cùng của nhãn cầu gọi là màng thần kinh, màng này mỏng nhưng gồm 10 lớp tế bào thần kinh có tác dụng phân biệt hình dáng và màu sắc, ánh sáng.
Các bộ phận khúc xạ ánh sáng
- Thủy dịch: là chất dịch trong suốt chứa trong buồng trước ( tiền phòng) của nhãn cầu là khoảng ở giữa mặt sau giác mạc và trước mống mắt. Thủy dịch có thể do thể mi tiết ra được hấp thu lại vào hệ bạch huyết có tác dụng nuôi dưỡng nhân mắt và điều chỉnh áp lực của nhãn cầu
- Nhân mắt (thủy tinh thể) : là thấu kính mặt lồi có đường kình 9mm, dày 4-5mm, trong suốt. Nhân mắt được treo vào thể mi nhờ nhiều dây treo.
- Thủy tinh dịch: là một dịch keo trong suôt chứa ở buồng sau của nhãn cầu (sau mống mắt) làm cho nhãn cầu lúc nào cũng căng tròn với một áp lực nhất định ( nhãn áp).
-
Bộ phận bảo vệ mắt
Hốc mắt: có hình chóp, gồm 4 thành, một đỉnh, một đáy. Nhân cầu nằm trong hốc mắt được đệm bởi tổ chức mỡ dày
- Mi mắt: mỗi mắt có hai mi, mi trên và dưới, cấu tạo gần giống nhau, chỉ khác là mi trên có cơ nâng mi. phía trong mi mắt là lớp kết mạc. Có kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu. Kết mạc nhãn cầu phủ lên phần trước củng mạc, có màu trắng và trong suốt, không dính vào củng mạc.
- Tuyến nước mắt: nằm ở góc ngoài và trên của mi mắt, sản xuất và bài tiết nước mắt. Nước mắt có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm cho giác mạc trơn, ướt. Nước mắt chảy vào lỗ lệ phía trong mi dưới theo lệ đạo xuống miệng qua mũi.
- copy ghi nguồn: http://https://health-guru.org/.
- link bào viết: Cấu tạo và chức phận của mắt
Không có phản hồi