Gãy trên lồi cầu xương cánh tay
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Đại cương về bệnh.
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy khoảng 5 cm trên khớp khuỷu, dưới chỗ bám của cơ ngửa dài.
– Các điểm yếu của xương :
- Đầu dưới của xương cánh tay bè rộng ra ngoài, phía trước của xương là hố vẹt, phía sau lại có hố khuỷu nên nơi này là điểm yếu của xương, là điểm xương dễ bị gãy.
- Các điểm cốt hóa của xương cánh tay: có một điểm chính tạo nên thân xương cánh tay, cùng với bốn điểm phụ tạo nên đầu dưới của xương cánh tay. Bốn điểm phụ này cốt hóa hết khi trẻ trên 16 tuổi.đẫy là những điểm yếu mà dễ xảy ra trên lồi cầu xương cánh tay xảy ra ở trẻ em.
2.Dịch tễ học của bệnh gãy trên lồi cầu xương cánh tay
– Tỷ lệ của loại gãy xương này là thường hay gặp ở trẻ em, trung bình là vào khoảng 8 tuổi.
– Những trẻ nam bị gãy nhiều hơn ở trẻ nữ (tỷ lệ này khoảng 3 trẻ nam và 1 trẻ nữ).
– Tỷ lệ bị gãy xương ở tay trái của trẻ nhiều hơn ở tay phải của trẻ.
– Đối với người lớn thì thường ít gặp hơn so với trẻ em, trường hợp mà bị gãy xương thì thường là sẽ bị gãy liên lồi cầu.
3.Nguyên nhân và cơ chế, phân độ gãy trên lồi cầu của bệnh nhân .
Thường là do bị ngã chống tay xuống:
– Bệnh nhân bị gãy duỗi: gặp ở khoảng 90% là do cơ chế chấn thương gián tiếp, bệnh nhân bị ngã xuống gan bàn tay ra trước, khớp khuỷu duỗi, mỏm vẹt thúc vào ròng rọc của bệnh nhân và là trường hợp gãy ở điểm yếu
– Nguyên nhân do gãy gấp: thường là do cơ chế chấn thương trực tiếp, và trường hợp này thì dễ gây nên gãy hở.
– Phân độ gãy trên lồi cầu của bệnh nhân:
+ Độ 1: gãy nứt một thành của xương và không có sự di lệch.
+ Độ 2: bệnh nhân bị gãy qua hai lớp màng của xương và ít bị lệch.
+ Độ 3: xương của bệnh nhân bị di lệch nhiều các đầu xương còn dính lại với nhau.
+ Độ 4: các đầu xương bị gãy của bệnh nhân rời nhau ra.
4.Tổn thương giải phẫu bệnh học.
- Với trường hợp bệnh nhân bị gãy duỗi:
+ Đường gãy của xương đi chếch xuống dưới và ra trước.
+ Đầu trên của xương nhọn, di lệch ra trước có thể sẽ chọc thủng phần mềm ở khuỷu dễ gây nên các biến chứng về mạch máu và các biến chứng về thần kinh cho bệnh nhân.
- Với trường hợp bệnh nhân bị gãy gấp:
+ Đường gãy bị chếch lên trên và ra trước.
+ Đầu trên của xương nhọn, di lệch ra sau, có thể chọc thủng cơ tam đầu cánh tay, ít gây ra các tổn thương về mạch máu cùng với các biến chứng về thần kinh.
- Trường hợp gãy xương cánh tay ở người lớn thì thường gặp trường hợp gãy liên hồi có hình chữ Y hoặc hình chữ T.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Xem thêm bài viết: :Gãy thân xương cánh tay
Không có phản hồi