Trực khuẩn ho gà
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Đại cương về trực khuẩn ho gà.
- Trực khuẩn ho gà hay còn gọi là Bordetella pertussis theo tiếng La Tinh.
- Triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh ho gà đã được Syndenham mô tả vào năm 1697 và được ông gọi là pertussis (trong tiếng La Tinh per là trầm trọng còn tussis có nghĩa là ho). Vào năm 1906 Bordet và Gengou lần đầu tiên phân lập được trực khuẩn ho gà từ người bệnh.
- Trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) thuộc chi Bordetella họ là Alcaligenaceae.
- Đặc điểm hình thể của trực khuẩn: trực khuẩn ho gà có hình trực , kích thước nhỏ vào khoảng 0.2-0.3 micromet chiều rộng và 0.5-0.8 micromet chiều dài. Là trực khuẩn bắt màu Gram âm (bắt màu đỏ của dung dịch thuốc nhuộm fucsin), hai cực của vi khuẩn bắt màu đậm hơn so với bình thường (hay là bắt màu đậm hơn so với thân của vi khuẩn), không có khả năng di động, không sinh nha bào và có vỏ khi mới phân lập được từ bệnh phẩm.
- Tính chất nuôi cấy vi khuẩn: trực khuẩn ho gà là một vi khuẩn khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, và nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là vào khoảng 37 độ C.
+ Trên môi trường nuôi cấy Bordet – Gengou (viết tắt là B-G), môi trường này có chứa khoai tây, glycerol, và máu thỏ, máu ngựa hoặc cũng có thể là máu của cừu, máu trong môi trường có tác dụng ức chế các acid béo không no, acid này là các độc tố, ức chế sự phát triển, sau đó đem đi ủ ấm từ 3-6 ngày, thì Bordetella pertussis sẽ mọc thành những khuẩn lạc rất nhỏ có đường kính chỉ khoảng 0.5 mm, rất lồi, mặt nhẵn bóng và lóng lánh, lóe sáng lên như giọt thủy ngân (khi xem khuẩn lạc thì để nghiêng trước đèn sẽ thấy rõ hơn) và có thể gây ra hiện tượng tan mau nhưng nhẹ.
+ Khi cấy chuyển vi khuẩn nhiều lần thì các khuẩn lạc của Bordetella pertussis này sẽ bị biến dạng từ dạng S sang dạng R. Hiện tượng chuyển pha này của trực khuẩn ho gà được chia ra làm 4 pha nhỏ:
- Pha I: khuẩn lạc dạng S rất nhỏ, gây ra tan máu, vi khuẩn có hình cầu trực, có vỏ, có độc lực, có kháng nguyên đặc hiệu của pha I.
- Pha II và pha III là những giai đoạn trung gian của pha I và pha IV.
- Pha IV: khuẩn lạc dạng R, kích thước lớn, không tan máu, vi khuẩn hình sợi, không có vỏ, không có độc lực, mất kháng nguyên của pha I
Sự biến đổi các pha như thế này rất có ý nghĩa trong việc sản xuất ra vắc xin. Muốn sản xuất ra vắc xin ho gà có hiệu lực thì cần chọn những vi khuẩn ở pha I.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Trực khuẩn ho gà.
Không có phản hồi