PHÂN LOẠI GIÃN PHẾ QUẢN
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Theo triệu chứng lâm sàng:
+Giãn phế quản thể ướt: bệnh nhân khạc đờm nhiều, đôi khi đờm như mủ, thường gặp giãn phế quản thùy dưới.
+ Giãn phế quản thể khô: bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu nhiều lần và kéo dài thường gặp là giãn phê quản thùy trên.
-
Theo giải phẫu:
+ Giãn phế hình túi, hình kén
Các phế quản tăng dần đường kính về ngoại vi , với hình giống quả bóng. Số lần phân chia của phế quản tối đa là 5 lần. Ở một số trường hợp hiếm gặp, một giãn phế quản hình túi tại chỗ có thể được lấp đầy bởi mủ chắc, dẫn đến hình thành một nang nhầy. Tổn thương này thường ở phế quản thế hệ 4 hoặc có thể xa hơn. Có thể cả ba loại cùng tồn tại trên một bệnh nhân.
+ Giãn phế quản hình ống:
Đường viền ngoài của phế quản đều đặn, đường kính của các phế quản xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các phế quản nhỏ hơn và tiểu phế quản bị lấp đầy bởi mủ đặc. số lần phân chia phế quản gốc tới ngoại vi giảm đi một chút (khoảng 16 lần).
+ Giãn phế quản hình tràng hạt:
Ở nhóm này số lần phân chia của các phế quản giảm nhiều hơn nhóm giãn phế quản hình ống, có những nơi co hẹp tại chỗ làm đường viền bên ngoài phế quản không đều nhau giống như hình tràng hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các phế quản ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn nhóm giãn phế quản hình ống, số lần phân chia của phế quản qua hình chụp của phế quản là 4, đại thể là 6.5 và vi thể là 8 lần.
– Phân loại theo tính chất:
+ Giãn phế quản thứ phát hay giãn phế quản mắc phải: dạng giãn phế quản này xảy ra sau một bệnh của phổi, phế quản.
+ Giãn phế quản tiên phát hay bẩm sinh : dạng này thì lại xảy ra từ khi còn trong bà thai.
– Phân loại theo vị trí tổn thương.
+ Giãn phế quản lan tỏa: là giãn phế quản ở nhiều thùy của cả hai bên phổi, bệnh xảy ra từ lúc còn trẻ, thể này thương nặng dễ dẫn tới suy hô hấp và dạng này không thể phẫu thuật được.
+ Giãn phế quản thể cục bộ: là giãn phế quản ở một hay hai phân thùy ở một bên của phổi. Thể này có thể làm phẫu thuật cắt bỏ được.
– Phân loại theo nguyên nhân:
+ Bị giãn phế quản do tắc nghẽn phế quản: trong đó có
Tắc phế quản do dị vật lọt vào trong phế quản.
Tắc phế quản do có u trong lòng phế quản.
Tắc phế quản do các sẹo cũ, các chấn thương hay các lần viêm nhiễm.
+ Bị giãn phế quản do viêm , hay hoại tử thành phế quản: gồm có các trường hợp sau:
Bị giãn phế quản do bệnh lao.
Bị giãn phế quản sau các lần viêm không đặc hiệu như viêm phổi do vi khuẩn, virus, do sặc dịch vào dạ dày, hoặc hít phải dịch máu xuống phổi.
Giãn phế quản xảy ra ở bệnh nhân bị xơ hóa kén là nguyên nhân gây giãn phế quản thường gặp nhất ở Châu Âu và ở Bắc Mỹ( chiếm 50% các trường hợp giãn phế quản) nhưng nguyên nhân này lại rất hiếm gặp ở Việt Nam.
Giãn phế quản do xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản thường gặp như lao xơ gan, áp xe phổi mạn tính…
Giãn phế quản do các bệnh phổi khác như: bị áp xe phổi, ken hơi phổi bội nhiễm, nhiễm khuẩn sau phổi.
Giãn phế quản tiên phát thường gặp ở các hội chứng như: hội chứng Kartagener(bị giãn phế quản lan tỏa và viêm xoang sàng,xoang đá cùng với đảo ngược phủ tạng ), hội chứng Williams-Campbell, hay hội chứng Mounier Kuhn. Người ta cho rằng giãn phế quản bẩm sinh là do viêm nhiễm vách phế quản từ trong bào thai do loạn sản bẩm sinh.
Giãn phế quản không rõ nguyên nhân.
copy ghi nguồn: https://health-guru.org/
link bài viết:PHÂN LOẠI GIÃN PHẾ QUẢN
Không có phản hồi