Các vết thương ngực hở
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1.Đai cương về bệnh.
- Các vết thương ngực hở chiếm khoảng 5% trong cấp cứu nói chung. Có thể gặp các vết thương này cả trong thời bình lẫn thời chiến.
- Trong khi chẩn đoán thường thì dễ bỏ sót các vết thương ngực hở khi mà lỗ vào của vết thương lại không nằm trên thành ngực, thường dễ bị nhầm lẫn với các vết thương ngực hở đơn thuần.
- Về điều trị: chủ yếu thường là điều trị chống rối loạn thăng bằng về hô hấp và tuần hoàn nên thường ít khi phải thực hiện mổ cấp cứu mà chỉ bằng các tác động đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân (dẫn lưu màng phổi tối thiểu).
2.Giải phẫu bệnh học.
- Vết thương ngực hở là những vết thương từ bên ngoài vào mà làm thủng màng phổi (lá thành) của bệnh nhân làm cho khoang màng phổi của nạn nhân thông với bên ngoài.
- Đặc điểm giải phẫu bệnh học:
+ Tất cả các tạng nằm trong lồng ngực của cơ thể đều có thể bị tổn thương nhưng tạng thường hay bị tổn thương nhất là tim và phổi.
+Tùy theo những tác nhân gây ra các vết thương mà lỗ vào của vết thương đó có được bịt kín hay còn để hở và chính lỗ vào này sẽ là nơi quyết định hình thái trên lâm sàng của vết thương ngực.
+ Các tổn thương phối hợp: sọ não, bụng và xương,…làm tổn thương nặng thêm các vết thương ngực hở và công tác điều trị bệnh ngày càng trở nên phức tạp hơn cho các bác sĩ.
3.Biểu hiện của các rối loạn sinh lí trong vết thương hở ngực.
Rối loạn sinh lí trong vết thương hở ngực: chủ yếu nguyên nhân là do khoang màng phổi thông với các môi trường bên ngoài , làm mất đi áp lực âm tính trong khoang màng phổi và hậu quả là phổi của bệnh nhân không thể nở ra được. Không khí di chuyển qua lại giữa vết thương của bệnh nhân và gây ra tình trạng hô hấp đi ngược và trung thất đảo lộn cho người bệnh.
- Hô hấp đảo ngược:
+ Ở thì hít vào: khí đi vào cơ thể của bệnh nhân qua đường hô hấp đồng thời cũng đi qua lỗ hở của vết thương ở thành ngực và hậu quả là làm đẩy xẹp phổi phía bên bị tổn thương xuống, không khí từ bên phía phổi bị hở di chuyển sang phổi còn nguyên ven không bị chấn thương làm cho phổi lành của người bệnh thở ra một phần không khí cặn. Trung thất bị kéo sang bên lành.
+ Ở thì thở ra: ngược lại với thì hít vào. Không khí cặn từ phổi lành một phần đi ra ngoài qua đường hô hấp và một phần thì lại sang bên phổi trung thất để trở về chỗ cũ. Như vậy bệnh nhân luôn phải thở ra một phần lớn không khí cặn bên bão hòa oxy trong phế nang lại giảm.
- Trung thất di động:
Làm cản trở máu của tĩnh mạch về tim đưa đến tình trạng máu lên phổi giảm, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi khí của phổi. Hai tình trạng hô hấp đảo ngược và trung thất di động đều có thể tình trạng suy hô hấp ngày một tăng nhanh hơn, nhanh chóng dẫn đến tử vong. Phải nhanh chóng loại bỏ vòng xoắn bệnh lí này bằng cách bịt ngay lỗ vào của vết thương.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Các vết thương ngực hở
Không có phản hồi