Tìm hiểu về trực khuẩn bạch hầu (tiếp theo)
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Đại cương về bạch hầu
1.Các kháng nguyên của trực khuẩn bạch hầu.
Trực khuẩn bạch hầu có các loại kháng nguyên bao gồm: kháng nguyên thân (hay còn gọi là kháng nguyên O), kháng nguyên bề mặt (hay còn gọi là kháng nguyên K), và trực khuẩn này không có kháng nguyên vỏ vì chúng là những vi khuẩn không có vỏ. Dựa theo hai kháng nguyên này (kháng nguyên thân và kháng nguyên bề mặt) người ta có thể định type cho trực khuẩn bạch hầu nhưng trên thực tế thì lại không thực hiện bởi vì giữa các type này lại không có sự liên quan tới độc lực của vi khuẩn.
2.Các ngoại độc tố do trực khuẩn bạch hầu sản sinh ra.
Ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu được tạo bởi những vi khuẩn bị nhiễm phage tích hợp các gen mã hóa độc tố vào trong các vi khuẩn này. Ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu có bản chất là glycoprotein, có trọng lượng phân tử lên tới 60000 dalton. Ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu gồm có hai chuỗi peptid, bao gồm có hai phần là phần A và phần B. Phần B hay còn gọi là Binding có tác dụng là gắn vào các màng cảm thụ , giúp cho phần A (là viết tắt của Active) có hoạt tính enzyme vào trong bào tương của các tế bào gây ra ngăn cản quá trình tổng hợp protein của tế bào, nguyên nhân là do ngăn cản quá trình giải phóng ra các ARN vận chuyển sau khi các acid amin đã được đưa tới polyribosom.
Ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu có tính kháng nguyên mạnh, và được sử dụng để điều chế vaccine giải độc tố sau khi đã được xử lí bằng formalin 0.5% trong nhiệt độ là 37 độ C.
Kháng độc tố bạch hầu có thể có được sau khi bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu hoặc cũng có thể có được sau khi trẻ được tiêm vaccine giải độc tố bạch hầu, kháng độc tố bạch hầu này có khả năng trung hòa ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu. kháng độc tố này có thể bảo vệ cơ thể nhưng không thể tránh được trường hợp người lành mang vi khuẩn.
Phản ứng Shick: là phản ứng nhằm phát hiện kháng độc tố bạch hầu, bản chất của phản ứng là phản ứng trung hòa trong da. Cách tiến hành là tiêm 0.1 ml độc tố bạch hầu (1/50 MLD) vào trong da cẳng tay của một tay, tay kia thì tiêm 0.1ml độc tố bạch hầu đã được làm mất đi tính độc bằng nhiệt độ. Đọc kết quả của phản ứng sau 5 ngày. Phản ứng cho kết quả dương tính nếu như trên tay người được thử nghiệm có thấy quầng đỏ có đường kính lớn hơn 10 mm,và phản ứng cho kết quả âm tính nếu như trường hợp trên tay của người thử nghiệm có quầng đỏ nhưng chỉ dưới 1cm. Phản ứng dương tính nghĩa là người được thử nghiệm đó có kháng độc tố bạch hầu.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Tìm hiểu về trực khuẩn bạch hầu (tiếp theo)
Không có phản hồi