Triệu chứng của bệnh lao phúc mạc
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Thể cổ trướng.
Bệnh thường biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn lao:
- Sốt: có thể bệnh nhân bị sốt cao 39-400C và thường bệnh nhân bị sốt về chiều. Cũng có trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện của sốt nhẹ về chiều từ 37-380C, thậm chí có trường hợp bệnh nhân không nhận ra rằng mình đã có sốt.
- Thường có biểu hiện của ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
- Người bệnh thì có cảm giác mệt mỏi, gầy sút cân.
- Thường có đau bụng âm ỷ và có vị trí của cơn đau là không rõ ràng.
- Đi ngoài thì phân có lúc lỏng có lúc lại bị táo bón.
Khi thăm khám thì thấy các triệu chứng sau:
- Có thể có các hạch nhỏ mềm và di động, không có biểu hiện đau theo dọc cơ ức đòn chũm, nếu trường hợp xuất hiện hạch cần kiểm tra xem bệnh nhân có bị bệnh lao phối hợp không.
- Khám bụng thì phát hiện có biểu hiện của cổ trướng, lúc đầu thì bệnh nhân có nước ít, thường là bị cổ trướng tự do có khối lượng không nhiều lắm tuy nhiên cũng có một số trường hợp cá biệt là cổ trướng của bệnh nhân to lên có thể lên tới 2-3 lít nước và dịch. Chọc nước cổ trướng để xét nghiệm thấy nước dịch có màu vàng chanh, cho kết quả dương tính khi làm phản ứng rivalta, nồng độ protein cao từ 30-50g/l, có nhiều các tế bào lympho hoặc có một ít bạch cầu đa nhân thoái hóa và các tế bào hồng cầu.
Cần lưu ý thăm khám các bộ phận khác xem có pháy hiện bị lao phối hợp hay không, đặc biệt là các bộ phận sau:
- Thăm khám phế mạc: có thể thấy xuất hiện tràn dịch phế mạc.
- Màng ngoài tim của bệnh nhân: có thể thấy xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim. Hay cũng có thể thường gặp biểu hiện của dày dính màng ngoài tim. Gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi rõ, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
- Trong một số trường hợp bệnh lao nặng có thể xuất hiện tổn thương lao ở màng bụng, màng ngoài tim, màng não hay còn gọi là lao đa màng. Thường thì những bệnh nhân sẽ có tiên lượng bệnh xấu, điều trị cũng gặp không ít khó khăn.
- Ngoài ra còn cần thăm khám các thành phần khác trong ổ bụng như: thực quản, ruột non, ruột gìa (hay kết tràng) để xem lao có lan truyền đi hay không.
Thể cổ trướng của bệnh có thể là nhẹ nhất, nếu được phát hiện và điều trị đúng đắn bệnh nhân có thể hoàn toàn khỏi hẳn, còn trường hợp không phát hiện ra và không.
copy ghi nguồn:https://health-guru.org/
link bài viết:Triệu chứng của bệnh lao phúc mạc
Không có phản hồi