HELICOBACTER PYLORI CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
https://health-guru.org/?p=2001&preview=true
Helicobacter pylori hay còn gọi là vi khuẩn HP là căn nguyên hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. H.pylori được phân lập năm 1982 bởi Barry Marshall và Robin Warren từ bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày.
Đặc điểm sinh học:
H.pylori là vi khuẩn Gram âm , hình cong hoặc hình chữ S. Chúng có khả năng di động vì có lông một đầu, thường có 4-6 lông. Vi khuẩn này không có vỏ và không sinh nha bào.Tính chất chủ yếu của H.pylori là sản xuất một lượng lớn enzym urease có hoạt tính rất mạnh. Chính tính chất này giúp cho H. pylori có thể sống được trong dạ dày của người để gây bệnh. Ngoài ra H.pylori còn tiết ra các độc tố đó là độc tố van A và độc tố cag A. Độc tố van A kích thích tăng tiết dịch vị làm xuất hiện các khoang acid trong tế bào. Độc tố cag A là một protein gây độc cho tế bào, làm loét dạ dày tá tràng.
Khả năng gây bệnh của H.pylori
Nhiễm trùng do vi khuẩn HP là một bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HP phụ thuộc vào tình trạng kinh tế và điều kiện vệ sinh. Ở các nước phát triển tỷ lệ nhiễm HP là khoảng 20% ở độ tuổi 20 và 60% ở độ tuổi 60. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ nhiễm HP cao hơn: Trẻ em 5 tuổi tỷ lệ nhiễm khoảng 50% và tăng lên 80-95% ở người trưởng thành.Phương thức lây truyền bệnh từ người sang người qua phân-miệng hoặc đường miệng-miệng.
H.pylori xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường tiêu hóa tới bề mặt lớp nhầy tế bào biểu mô dạ dày. Vi khuẩn tiết ra một lượng lớn enzym urease có tác dụng phân hủy ure thành amoniac. Amoniac phản ứng kiềm tạo thành một lớp đệm bao quanh H.pylori, giúp vi khuẩn đề kháng với môi trường acid của dạ dày. Chúng còn có khả năng tiết ra các enzym catalase, lipase, glycoproteinase để phân giải chất nhầy của dạ dày giúp vi khuẩn xâm sâu vào niêm mạc và gắn vào tế bào nhờ adhesrin của H.pylori. HP gây độc và phá hủy tế bào bằng các độc tố tế bào do chúng tiết ra, chất amoniac được tạo ra cũng gây độc cho tế bào niêm mạc dạ dày.Hậu quả sự xâm nhập vào dày của HP là gây viêm dạ dày mạn tính, nghiêm trọng hơn là dẫn đến loát dạ dày tá tràng. Một số trường hợp viêm loét dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, có thể tiến triển thành ung thư, thường gặp ở các chủng HP có gen cag A.
Điều trị :
Chỉ điều trị khi bị viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton kết hợp với kháng để tiêu diệt vi khuẩn.
-Thuốc ức chế proton: Ức chế đặc hiệu với bơm proton H+, K+, ATPase ở tế bào thành dạ dày do đó làm giảm tiết acid ở dịch vị. Có thể sử dụng omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole…
– Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng clarithromycin kết hợp với metronidazole hoặc với amoxicillin.
Copy ghi nguồn:https://health-guru.org
Link bài viết: HELICOBACTER PYLORI CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Không có phản hồi