Kháng sinh và những điều cần biết
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
https://health-guru.org/?p=1964&preview=true
Contents
Định nghĩa:
Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ vi sinh vật hoặc tổng hợp, với liều thấp có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn, bằng cách tác động đặc hiệu lên các phân tử cấu trúc vi khuẩn nhưng không độc hoặc ít độc cho cơ thể .
Phân loại kháng sinh:
Có nhiều cách phân loại kháng sinh: Theo nguồn gốc, theo phổ tác dụng, theo cách tác dụng, theo cấu trúc hóa học. Hiện nay, cách phân loại theo cấu trúc hóa học hay được sử dụng nhất.
- Theo nguồn gốc:
- Kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật như pinicillin do nấm Pinicillium notatum sinh ra.
- Kháng sinh bán tổng hợp: Là những kháng sinh thu được sau khi làm biến đổi cấu trúc hóa học của kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật.
- Kháng sinh tổng hợp: Là kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn bằng phương pháp hóa học.
- Theo phổ tác dụng:
- Kháng sinh có hoạt phổ rộng: Là những kháng sinh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn.
- Kháng sinh có hoạt phổ hẹp: Chỉ có tác dụng trên một hoặc một số loại vi khuẩn nhất định.
- Theo cách tác dụng:
- Chế khuẩn (bacteriostatic): Là sự ức chế nhân lên của tế bào vi khuẩn
- Diệt khuẩn (bactericid): Là sự phá hủy không phục hồi các chức năng của tế bào vi khuẩn.
- Theo cấu trúc hóa học:
Cách phân loại theo cấu trúc hóa học được coi là khoa học nhất vì nó cho phép lựa chọn kháng sinh cùng nhóm thay thế hoặc phối hợp kháng sinh hợp lí trong điều trị.
Một số nhóm kháng sinh thường gặp:
-
Nhóm beta-lactamine
Đây là nhóm kháng sinh trong công thức hóa học có chứa vong beta-lactam bao gồm pinicillin và cephalosporin
- Pinicillin:
Có nhiều loại pinicillin khác nhau với tác dụng khá nhau đối với từng loại bệnh.
Ví dụ:
+ Pinicillin G hay benzyl penicillin có tác dụng với các cầu khuẩn ngoại trừ cầu khuẩn sinh enzym penicillinase, phần lớn trực khuẩn Gram duwowngvaf các xoắn khuẩn.
+ Pinicillin A: Hay aminopenicillin (ampicilin, amoxcillin..) có hoạt phổ tác dụng rộng hơn so với pinicillin G có tác dụng với một số trực khuẩn Gram âm như E.coli, Salmonella, shigella…
+ Pinicillin M (methicillin, oxacillin, cloxacillin, nafcillin…) Chỉ sử dụng điều trị các bệnh nhiêm trùng do tụ cầu còn nhạy cảm với methicillin
- Cephalosporin:
Cephalosporin được sản xuất bán tổng hợp từ cephalosporin C một loại kháng sinh tự nhiên do nấm Cephalosporium sinh ra.Cephalosporin có hoạt phổ rộng hơn pinicillin và đề kháng với với pinicillinase. Có 4 nhóm cephalosporin là cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, 4.
- Nhóm kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp nucleic
- Quinolon
Quinolon là nhóm kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn bao gồm:
+ Quinolon thế hệ 1: hợp chất được tổng hợp đầu tiên là acid nalidixic, chỉ có hoạt tính với trực khuẩn Gram âm và được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tieu hóa.
+ Quinolon thế hệ 2: hay fluoroquinolon bao gồm các kháng sinh chích như pefloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin có hiệu lực diệt khuẩn, phổ tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, kể cả tụ cầu vàng và P. aeruginosa.
- Rifamycin
Rifamycin là thuốc kháng sinh được chiết xuất từ streptomyces mediterraner, một dẫn xuất bán tổng hợp là rifampicin. Các kháng sinh này có hoạt phổ tác dụng với một số vi khuẩn Gram âm và Gram dương đặc biệt có tác dụng tốt với Mycobacteria nên được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh lao.
Ngoài ra, còn có các loại kháng sinh khác có tác dụng lên quá trình tổng hợp nucleic như là sulfamid, trimethoprim, Nitro- imidazol.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org/
Link bài viết Kháng sinh và những điều cần biết
Không có phản hồi