Những việc cần thiết phải làm để xử trí sốc phản vệ
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Phục hồi ngay chức năng sống cho bệnh nhân
- Giám sát chức năng sống, nếu có thể phải làm việc liên tục trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm, đầu thấp và kê cao chân.
- Hô hấp: phải đảm bảo rằng sự thông khí đường thở: bằng cách mở thông khí phế quản hoặc hô hấp nhân tạo, cho thở oxy tùy tình trạng của bệnh nhân. Nếu bị co thắt khí quản, cho bệnh nhân dùng aminophylin
- Hồi sức tim mạch: thuốc chủ lực dùng cho bệnh nhân: adrenalin. Thường dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp dung dịch 1:1000 0,3-0,5ml cho người lớn, và 0,01ml/kg cân nặng cho trẻ em. Nếu dùng đường tĩnh mạch thì dùng dung dịch 1/10000. Nếu người bệnh đang dùng thuốc chẹn beta giao cảm thì thay adrenalin bằng salbutamol hoặc isoprenalin (kích thích cả thụ thể beta 1,2). Nếu bệnh nhân tụt huyết áp, noradrenalin được truyền tĩnh mạch để duy trì huyết áp, sau đó có thể truyền tĩnh mạch dopamin để tăng cường hoạt động của tim
- Truyền dung dịch NaCl 0.9%, Ringer lactat hoặc dung dịch keo như albumin 5%, hetastarch 4%.. cũng rất quan trọng trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước.
-
Ngăn cản sự thâm nhập tiếp tục của kháng nguyên cơ thể
- Kháng nguyên ở đây được hiểu và cho là thuốc đem từ ngoài cho vào cơ thể và gây ra phản ứng. Phản ứng tự vệ của cơ thể có thể gặp ở mọi đường đưa thuốc khác nhau, nhưng đường tiêm là đường thường gây nguy hiểm hơn.
- Nếu dùng thuốc đường tiêm phải làm chậm sự thâm nhập của thuốc vào máu, có thể thực hiện bằng cách đặt garo gần chỗ tiêm ( nới lỏng sau từng khoảng 10-15 phút) và sau đó có thể tiêm adrenalin vào ngay vết tiêm thuốc đã gây phản ứng nếu đường dùng trước đó là tiêm bắp hoặc dưới da (tiêm adrenalin dung dịch nước 1:1000, tiêm 0,15-0,25 ml cho người lớn và 0,005ml/kg cho trẻ em, tiêm dưới da). Nếu là đường uống thì có thể rửa dạ dày hoặc dùng các chất hấp phụ như than hoạt.
- Có thể làm giảm tốc độ truyền thuốc vào cơ thể.
-
Ngăn chặn phản ứng quá mẫn muộn bằng corticoid
- Hydrocortison sodium succinat 100mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp, sau đó cứ 2-4 giờ một lần tiếp tục tiêm tĩnh mạch 100mg pha trong dung dịch NaCl 0,9%.
- Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đễn tử vong, do đó xử trí sốc phản vệ là việc cần phải được coi là một quy trình bắt buộc thành thục ở mọi cơ sở y tế điều trị. Xử lý sốc phản vệ ngoài adrenalin còn rất nhiều các thuốc khác.
- Phần thiếu sót hay gặp khi xử lý sốc phản vệ là bỏ qua các quá trình ngăn cản sự xâm nhập thuốc vào máu, do đó sau khi xử lý thành công thì thuốc lại tiếp tục vào máu gây phản ứng hay bị sốc phản vệ tiếp. Do đó cần nắm vững các bước tiến hành sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả và an toàn hơn cho bệnh nhân.
Copy ghi nguồn: https://health-guru.org
Link bài viết: Những việc cần thiết phải làm để xử trí sốc phản vệ
Không có phản hồi