Ảnh hưởng qua lại giữa kí sinh trùng và vật chủ
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
-
Contents
Ảnh hưởng của kí sinh trùng đối với vât chủ
Có một số ít kí sinh trùng không gây ảnh hưởng gì đặc biệt đối với vật chủ, ví dụ như amip loại Entamoeba coli kí sinh ở ruột ở ruột người không gây ra bệnh lý gì đăc biệt, có thể gọi là những kí sinh trùng thuộc loại chung sống hòa bình. Nhưng nói chung thì hầu hết kí sinh trùng đều có gây tác hại đến vật chủ. Nhưng ảnh hưởng có hại được chia thành các nhóm sau đây:
Chiếm thức ăn
Để tồn tại và phát triển, kí sinh trùng cần chất dinh dưỡng, chúng phải chiếm lấy thức ăn của vật chủ. Thức ăn của kí sinh trùng có thể là những chất mà cơ thể vật chủ đã hấp thu, tiêu hóa, đồng hóa, cũng có thể là những chất chưa đồng hóa ví du thức ăn trong ruột non. Tùy thuộc vào loại thức ăn bị chiếm, loại kí sinh trùng, số lượng thức ăn và khả năng phục hồi của cơ thể mà lượng thức ăn có thể bị tiêu hao khác nhau. Nặng nhất là bị suy dinh dưỡng ở trẻ em do nhiễm giun.
Gây độc cho cơ thể vật chủ
Trong quá trình kí sinh trên cơ thể người, kí sinh trùng tiết ra nhiều chất và những chất này có thể gây độc đến cơ thể vật chủ. Ví dụ giun đũa tiết ra chất Ascaron có thể làm cho cơ thể vật chủ bị nhiễm độc nặng, giun móc tiết ra một chất có thể ức chết trung tâm tạo máu của cơ thể.
Hiện tượng gây độc còn có thể xảy ra do kí sinh trùng chuyển hóa những chất bình thường không độc thành những chất độc hại như kí sinh trùng sốt ret chuyển hóa hemoglobin thành hemozoin
Gây tắc cơ học
Mỗi loại kí sinh trùng có kích thước khác nhau, những kí sinh trùng có kích thước lớn có thể gây tắc ngay tại vị trí mà nó kí sinh hoặc di chuyển đến nơi khác gây tắc nghẽn dẫ đến tai biến nghiêm trọng. Ví dụ như giun đũa có thể di chuyển lên gan gây tắc ống mật chủ, hoặc các ống dẫn mật trong gan.
Một số kí sinh trùng có khả năng tập trung với nhau tạo thành một khối, và do đó có thể tắc nghẽn tại vị trí kí sinh. Giun chỉ có kích thước nhỏ, mảnh nhưng chúng lại cuộn thành từng búi gây tắc các mạch bạch huyết.
Gây tắc cơ học tại vị trí kí sinh chủ yếu phụ thuộc vào kích thước và số lượng kí sinh trùng
Gây chấn thương
Sống trong cơ thể vật chủ, kí sinh trùng phải bám chắc vào một số vị trí của cơ thể và gây ra các chấn thương tại đó. Mức độ chân thương phụ thuộc vào từng loại kí sinh trùng, hiện tượng bội nhiễm các vi khuẩn khác
Gây kích thích
Do chấn thương, chất độc và các cơ chế gây bệnh khác của kí sinh trùng, mà chúng có thể gây ra cho vật chủ nhiều kích thích khác nhau. Kích thích tại chỗ, kích thích ngứa gây ra bởi các vết đốt, hay kích thích toàn thân như bị phát ban, dị ứng
Tác hại do vận chuyển mầm bệnh
Kí sinh trùng có thể mang trên chúng một số mầm bệnh như vi khuẩn, virus,.. trong quá trình xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nó có thể mang những mầm bệnh này
Ngoài ra trong quá trình di chuyển từ vùng này sang vùng khác cũng có thể mang theo mầm bệnh và gây bệnh
-
Phản ứng của cơ thể đối với kí sinh trùng
- Ngay tại vị trí kí sinh, có thể xảy ra các phản ứng như viêm, tăng sản tế bào tạo thành các kén hoặc thậm chí loạn sản tế bào
- Phản ứng toàn thân biểu hiện: sốt, dị ứng, thay đổi chức năng một số bộ phận
-
Nhận xét
Kết quả mối tương tác giữa kí sinh trùng và vật chủ có thể dẫn tới những hậu quả:
- Kí sinh trùng chết
- Kí sinh trùng không hoạt động và không gây bệnh cho người
- Tùy theo mức độ độc tính, mức độ gây hại của kí sinh trùng, số lượng kí sinh trùng, sức đề kháng của cơ thể mà có những biểu hiện bệnh lý khác nhau, mức độ khác nhau, gọi là bệnh kí sinh trùng.
Không có phản hồi